Theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2024, số 48/2024/QH15, từ ngày 01/7/2025, các loại hàng hóa, dịch vụ dưới 20 triệu đồng cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2024, số 48/2024/QH15, từ ngày 01/7/2025, các loại hàng hóa, dịch vụ dưới 20 triệu đồng cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Từ ngày 01/7/2025, các loại hàng hóa, dịch vụ dưới 20 triệu đồng cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
Tại điểm b thuộc khoản 2 Điều 14 Luật Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2024, số 48/2024/QH15 có quy định một trong những điều kiện để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau: “Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ một số trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, theo Luật Thuế GTGT năm 2024, các hàng hóa, dịch vụ mua vào đều cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ một số các trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ.
Hiện hành, các hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng thì sẽ không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để có thể khấu trừ thuế GTGT. Cụ thể, tại khoản 6 thuộc Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế GTGT 2013 (đã sửa đổi bổ sung điểm b khoản 2 Điều 12 thuộc Luật Thuế GTGT 2008 quy định 01 trong 03 điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là: “Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng”.
Bên cạnh đó, điểm c thuộc khoản 2 Điều 14 Luật Thuế GTGT 2024 còn bổ sung thêm một số chứng từ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Theo đó, đối với các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì cần thêm phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa (nếu có); trừ một số các trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ thì sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Đây cũng là nội dung được quy định mới so với Luật hiện hành.
Bán trái cây do nhà tự trồng thì liệu có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định khái niệm thuế giá trị gia tăng như sau: "Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Ngoài tên gọi là thuế giá trị gia tăng, nó còn có cách gọi thông thường khác là thuế VAT. Cụm từ VAT là từ viết tắt bằng tiếng anh của tử Value-Added Tax.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 thuộc Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi năm 2016) quy định đối tượng không chịu thuế như sau:
“Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào”.
Như vậy, nếu như bạn bán trái cây mà các sản phẩm này chỉ mới qua sơ chế thông thường thì sẽ thuộc vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Theo: Vũ Thêm - Thời báo Văn học Nghệ thuật
https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/chinh-thuc-ke-tu-1-7-2025-hang-hoa-dich-vu-duoi-20-trieu-dong-phai-co-chung-tu-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-877386.html