Tìm hiểu về kết cấu tài khoản của các loại tài khoản kế toán

Một trong những kiến thức đầu tiên mà các bạn cần học trong hạch toán kế toán là kết cấu tài khoản của các loại tài khoản kế toán. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Kết cấu tài khoản của các loại tài khoản kế toán

Kết cấu tài khoản tài sản

Tài khoản tài sản là tài khoản loại 1, 2 được sử dụng để phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có ở doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Các bạn có thể tra cứu được thông tin về loại tài khoản thông qua danh mục tài khoản kế toán theo Thông tư 133 hoặc Thông tư 200. Tùy vào việc doanh nghiệp của bạn thực hiện chế độ kế toán theo thông tư nào thì bạn sẽ tra cứu theo thông tin ở đó. Trong phạm vi bài viết này chúng mình sẽ hướng dẫn theo Thông tư 200. Trong đó, các bạn sẽ thấy tài khoản bắt đầu bằng số 1 thì gọi là tài khoản loại 1, bắt đầu bằng số 2 thì gọi là tài khoản loại 2.

Tìm hiểu về kết cấu tài khoản của các loại tài khoản kế toán

Kết cấu tài khoản tài sản có dạng như sau:

Bên Nợ

Bên Có

Dư nợ đầu kỳ: Giá trị tài sản hiện có. Là số dư cuối kỳ trước chuyển sang kỳ này.  
Phát sinh tăng: Trị giá tài sản tăng trong kỳ Phát sinh giảm: Trị giá tài sản giảm trong kỳ
Dư nợ cuối kỳ: Giá trị tài sản còn tồn cuối kỳ. Được tính bằng cách lấy Dư nợ đầu kỳ + Phát sinh tăng - Phát inh giảm.  

Kết cấu tài khoản nguồn vốn

Tài khoản nguồn vốn là tài khoản loại 3,4 mà các bạn tra cứu trong bảng danh mục tài khoản kế toán sẽ thấy chữ số bắt đầu của nó là số 3 hoặc số 4. Những tài khoản này đều có đối tượng phản ánh là nguồn gốc hình thành các loại tài sản của đơn vị nên kết câu của nó có dạng như sau:

Bên Nợ

Bên Có

  Dư có đầu kỳ
Phát sinh giảm Phát sinh tăng
  Dư có cuối kỳ
Kết cấu tài khoản nguồn vốn

Kết cấu tài khoản doanh thu

Tài khoản doanh thu là tài khoản loại 5, loại 7 mà các bạn có thể tìm thấy nó được viết bắt đầu bằng con số 5 hoặc số 7 trong bảng danh mục tài khoản. Những tài khoản này phản ánh toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập cũng như các khoản làmg ỉam doanh thu,t hu nhập của các hoạt động kinh doanh.

Với doanh thu thì chúng ta có các tài khoản là:

  • 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • 515: Doanh thu tài chính
  • 521: Tài khoản các khoản giảm trừ doanh thu
  • 711: Các khoản doanh thu khác

Kết cấu chung của tài khoản doanh thu có dạng như sau:

Bên Nợ

Bên Có

Không có số dư đầu kỳ

Phát sinh giảm: Thể hiện toàn bộ phần giảm của doanh thu.

Cộng phát sinh giảm.

Kết chuyển.

Phát sinh tăng: Thể hiện toàn bộ phần tăng của doanh thu.

Cộng phát sinh tăng.

Kết chuyển.

Không có số dư cuối kỳ (vì cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang tài khoản 911)
Kết cấu tài khoản doanh thu

Kết cấu tài khoản chi phí

Tài khoản chi phí là các tài khoản loại 6 và loại 8 phản ánh toàn bộ các chi phí là doanh nghiệp hạch toán trong kỳ. Kết cấu chung của nhóm tài khoản này như sau:

Bên Nợ

Bên Có

Không có số dư đầu kỳ

Phát sinh tăng.

Cộng phát sinh tăng.

Kết chuyển.

Phát sinh giảm.

Cộng phát sinh giảm.

Kết chuyển.

Không có số dư cuối kỳ vì toàn bộ các khoản chi phsi sẽ được kết chuyến sang tài khoản 911 vào cuối kỳ.

Kết cấu tài khoản xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản xác định kết quả kinh doanh là tài khoản loại 9 hay chính là tài khoản 911 mà chúng ta đã đề cập ở trên, dùng để tập hợp chi phí và doanh thu để xác định kết quả kinh doanh.

Bên Nợ

Bên Có

Không có số dư đầu kỳ

Kết chuyển chi phí.

Kết chuyển lãi.

Cộng phát sinh Nợ.

Kết chuyển doanh thu thuần.

Kết chuyển lỗ.

Cộng phát sinh Có.

Không có số dư cuối kỳ

Kết cấu tài khoản của các tài khoản đặc biệt

Tài khoản đặc biệt là những tài khoản tuy nằm trong một nhóm tài khoản như chúng mình liệt kê ở phía trên nhưng có kết cấu ngược với kết cấu chung.

Ví dụ: Tài khoản 229 (Dự phòng tổn thất tài sản) và tài khoản 214 (Dự phòng tài sản cố định) sẽ có kết cấu như sau:

Bên Nợ

Bên Có

  Số dư đầu kỳ.

Phát sinh giảm.

Cộng phát sinh giảm.

Phát sinh tăng.

Cộng phát sinh tăng.

  Số dư cuối kỳ.

Lưu ý: Những tài khoản điều chỉnh trên đây khi ghi số liệu vào bảng cân đối kế toán phải ghi bằng số âm để giảm trừ các khoản cần điều chỉnh. Để tránh nhầm lẫn người ta đã đánh dấu (*) vào các chỉ tiêu phải ghi số âm.

Kết cấu tài khoản của các tài khoản đặc biệt

Kết luận

Hy vọng qua bài viết của chúng mình thì các bạn đã nắm rõ được về kết cấu tài khoản của từng nhóm tài khoản. Chúc bạn luôn học tập hiệu quả!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM