Chỉ số tài chính là gì? Tổng hợp kiến thức về các chỉ số tài chính doanh nghiệp

Các chỉ số tài chính là gì? Làm sao để đánh giá các chỉ số tài chính doanh nghiệp? Bài viết này sẽ trình bày các chỉ số tài chính và cách tính các chỉ số ấy.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Chỉ số tài chính doanh nghiệp là gì?

Chỉ số tài chính là gì? Tổng hợp kiến thức về các chỉ số tài chính doanh nghiệp

Chỉ số tài chính là gì

Chỉ số tài chính được hiểu là một công cụ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp; hoặc các nhà đầu tư có thể thực hiện công việc so sánh; phân tích mối quan hệ tài chính giữa các tài khoản được hiển thị trên báo cáo của doanh nghiệp. Chúng là một mấu chốt quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty, một ngành nghề hay một lĩnh vực.

Tổng hợp các chỉ số đánh giá tài chính của doanh nghiệp

Hiện nay, đa số các nhà quản lý thường dùng 4 loại chỉ số tài chính. Trong 4 loại này có 17 chỉ số tài chính khác nhau; giúp các nhà đầu tư và nhà quản lý thực hiện công việc đánh giá tổng quan doanh nghiệp.

Chỉ số tài chính phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp

Phản ánh khả năng hoạt động doanh nghiệp dựa trên 3 chỉ số sau:

Chỉ số đánh giá vòng quay hàng hóa tồn kho

  • Công thức: [Vòng quay hàng hóa tồn kho] = [Doanh số bán hàng hóa] / [Hàng tồn còn lại kho].
  • Hệ số hàng tồn kho này có doanh nghiệp biết được kỳ hàng tồn kho quay mấy vòng; từ đó giúp các nhà quản trị tính toán được hiệu quả trong vấn đề quản lý hàng tồn kho. Hệ số vòng quay tồn khi càng lớn thì thời hạn tồn kho càng ngắn; kéo theo tỷ lệ rủi ro tài chính càng thấp.

Chỉ số đánh giá vòng quay các khoản thu

  • Công thức: [Vòng quay các khoản phải thu] = [Doanh thu] / [Bình quân các khoản phải thu].
  • Hệ số vòng quay phải thu cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp; hệ số này càng lớn thì tốc độ thu nợ càng nhanh

Chỉ số đánh giá vòng quay nguồn vốn lưu động

  • Công thức: [Vòng quay nguồn vốn lưu động] = [Doanh thu] / [Bình quân vốn lưu động].
  • Hệ số vòng quay nguồn vốn lưu động nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp. Hệ số vòng quay này càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp có sự chuyển động nguồn vốn càng nhanh.

Chỉ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm 6 hệ số đánh giá:

Chỉ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Chỉ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán tổng quát

  • Công thức: [Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán tổng quát] = [Tổng tài sản của doanh nghiệp] / [Tất cả số nợ phải trả].
  • Hệ số phản ánh khả năng thanh toán tổng quát là chỉ số tài chính quan trọng; nhằm đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của một doanh nghiệp.

Hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

  • Công thức: [Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán nợ ngắn hạn] = [Tài sản doanh nghiệp ngắn hạn] / [Số nợ ngắn hạn].
  • Hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhằm đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ tạm thời; nợ ngắn hạn (dưới thời hạn 1 năm) bằng các tài sản của doanh nghiệp có sự chuyển đổi trong một thời gian ngắn.

Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán nhanh

  • Công thức: [Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán nhanh] = ([Tài sản doanh  nghiệp ngắn hạn] - [Số lượng hàng hóa tồn kho]) / [Số nợ ngắn hạn].
  • Hệ số phản ánh khả năng thanh toán nhanh là chỉ số tài chính; nhằm đo lường khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán nợ ngắn hạn nhanh chóng bằng cách lấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trừ đi hàng hóa tồn kho (hàng hóa tồn kho có tính chất thanh khoản thấp).

Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán tức thời

  • Công thức: [Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán tức thời] = ([Tiền] + [Tài sản có thể chuyển đổi thành tiền]) / [Số nợ ngắn hạn].
  • Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán tức thời thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn bằng tài sản; cụ thể tài sản ở đây là tiền hoặc các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền của doanh nghiệp.

Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán lãi vay

  • Công thức: [Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán lãi vay] = [Lợi nhuận thu được trước lãi vay và nghĩa vụ thuế] / [Lãi vay được trả trong kỳ].
  • Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán lãi vay nhằm đo lường khả năng trả lãi vay mượn tại tổ chức tín dụng; và khả năng thanh toán nghĩa vụ Thuế cho nhà nước.

Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp chi trả ngắn hạn

  • Công thức: [Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp chi trả bằng tiền] = [Tiền lưu chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh] / [Bình quân số ngắn hạn].
  • Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp chi trả ngắn hạn là chỉ số tài chính giúp đo lường khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp ở trạng thái động; (nghĩa là trạng thái hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng tiền sẽ chuyển động không ngừng).

Chỉ số tài chính phản ánh khả năng kinh doanh sinh lời của doanh nghiệp

Có 4 chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cụ thể:

Chỉ số tài chính phản ánh khả năng kinh doanh sinh lời của doanh nghiệp

Chỉ số tài chính phản ánh khả năng kinh doanh sinh lời của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận được tính trên nguồn vốn

  • Công thức: [Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn] = [Lợi nhuận thu được sau nghĩa vụ thuế] / [Bình quân nguồn vốn của chủ sở hữu].
  • Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn cho biết vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ sinh ra bao nhiêu lợi nhuận; sau khi doanh nghiệp đã thanh toán xong các nghĩa vụ thuế cho nhà nước.

Tỷ suất lợi nhuận sau nghĩa vụ thuế được tính trên doanh thu

  • Công thức: [Tỷ suất lợi nhuận sau nghĩa vụ thuế được tính trên doanh thu] = [Lợi nhuận sau nghĩa vụ thuế] / [Doanh thu].
  • Tỷ suất lợi nhuận sau nghĩa vụ thuế  được tính trên doanh thu; cho biết doanh thu mà doanh nghiệp có trong kỳ bằng bao nhiêu lợi nhuận sau khi đã thanh toán xong nghĩa vụ thuế. Hệ số này càng lớn thì tỷ lệ lợi nhuận càng cao.

Tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp từ tài sản

  • Công thức: [Tỷ suất sinh lời từ tài sản doanh nghiệp] = [Lợi nhuận thu được sau thuế] / [Bình quân tổng tài sản doanh nghiệp].
  • Tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp từ tài sản cho biết nguồn vốn đầu tư vào tài sản; chúng sẽ sinh được bao nhiêu lợi nhuận sau khi doanh nghiệp đã thanh toán nghĩa vụ thuế; và trả lãi vay. Chỉ số tài chính quan trọng này; giúp các tổ chức cho vay biết được khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp trên tổng số vốn đầu tư

  • Công thức: [Tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp trên tổng số vốn đầu tư] = [Lợi nhuận thu được sau thuế] / [Bình quân vốn kinh doanh].
  • Tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp trên tổng số vốn đầu tư giúp các nhà quản trị đánh giá được lợi nhuận của từng đồng vốn đầu tư. Chỉ số tài chính này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Chỉ số tài chính phản ánh vấn đề cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Có 4 chỉ tiêu đánh giá vấn đề cơ cấu tài chính, tài sản của doanh nghiệp, cụ thể:

Chỉ số tài chính phản ánh vấn đề cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Chỉ số tài chính phản ánh vấn đề cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Tỷ lệ số nợ của doanh nghiệp

  • Công thức: [Tỷ lệ số nợ của doanh nghiệp] = [Tổng số nợ phải trả] / [Tổng số tài sản hiện có].
  • Nếu tỷ lệ số nợ này quá cao sẽ dẫn đến rủi ro tài chính; doanh nghiệp rất có thể bị tình trạng mất khả năng thanh toán.

Tỷ lệ nguồn vốn hiện có của chủ sở hữu

  • Công thức: [Tỷ lệ nguồn vốn hiện có của chủ sở hữu] = [Tổng nguồn vốn của chủ sở hữu] / [Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hiện đó].
  • Tỷ số này nói lên sự phụ thuộc vào các tài sản đi vay của chủ sở hữu. Hệ số càng cao cho thấy doanh nghiệp càng độc lập, rủi ro tài chính càng thấp. 

Tỷ lệ số nợ tính trên nguồn vốn chủ sở hữu

  • Công thức: [Tỷ lệ nợ tính trên nguồn vốn chủ sở hữu] = [Tổng số nợ phải trả] / [Tổng nguồn vốn chủ sở hữu].
  • Tỷ lệ số nợ tính trên nguồn vốn chủ sở hữu giúp đo lường quy mô trong mỗi doanh nghiệp; tính toán trong một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì có bao nhiêu đồng nợ. 

Cơ cấu tài sản doanh nghiệp

  • Công thức: [Cơ cấu tài sản doanh nghiệp] = [Tổng số tài sản ngắn hạn] / [Tổng số tài sản dài hạn].
  • Cơ cấu tài sản doanh nghiệp phản ánh hệ số tài sản ngắn hạn (sinh lời ngắn hạn) nhiều hơn hay ít hơn tài sản dài hạn (sinh lời dài hạn) của doanh nghiệp.

Tạm kết

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Đồng thời mạng lại sự lựa chọn chính xác cho các nhà đầu tư khi muốn đầu tư vốn vào bất kỳ doanh nghiệp nào.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM