Xây dựng thương hiệu cá nhân là giải pháp để một người làm cho mọi người xung quanh nhìn nhận, suy nghĩ và đánh giá về mình theo cách mà người đó muốn. Thương hiệu cá nhân không chỉ là nền tảng niềm tin của một thế hệ hay là thước đo cho giá trị con người, xây dựng thương hiệu cá nhân chính là đang lên kế hoạch để sống một cuộc đời ý nghĩa.
Mục lục bài bài viết: |
Trong một số thời điểm và hoàn cảnh nhất định, cái tên Steve Jobs lại phổ biến hơn chính thương hiệu Apple, hay cái tên Elon Musk lại có sức hút hơn chính thương hiệu Tesla, vì sao lại có những câu chuyện ngược đời như thế. Đó là bởi những người như Steve Jobs, Elon Musk hay hàng triệu tên tuổi khác đã và đang vang danh toàn cầu, họ đều có một chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân đủ tốt và mang lại hiệu ứng tích cực.
>> Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cá nhân với mô hình 3T đơn giản
Trong một thế giới và cộng đồng tôn sùng quyền tự do ngôn luận, con người ta đã mạnh dạn hơn trong việc đánh giá sự vật, sự việc hay thậm chí là một người khác bằng những cảm nhận mang tính chủ quan.
Thương hiệu cá nhân được ra đời và củng cố để đảm bảo rằng, người xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ nhận được đánh giá từ mọi người theo cái cách mà người đó muốn. Thay vì để họ mãi mê có những đánh giá mang tính chủ quan, phần nào đó là cực đoan để rồi dẫn đến những kết luận theo chiều hướng tiêu cực, sai lệch về giá trị con người.
Có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp và nhà lãnh đạo tầm cỡ, đội ngũ của Vũ đã đi đến một kết luận rằng, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải kết nối với khách hàng của mình bằng quan điểm cá nhân. Trước khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hay sản phẩm mà mình đang cung cấp, để hướng đến xây dựng lòng trung thành thương hiệu từ phía khách hàng.
"Định mệnh không trao số phận cho Thành Cát Tư Hãn, tự tay ông ta đã viết nên số phận mình" - Jack Weatherford
Khi nào cần phải xây dựng thương hiệu cá nhân
Nói đến xây dựng thương hiệu cá nhân, vấn đề tạo ra nhiều ý kiến trái chiều nhất sẽ là ở độ tuổi nào, địa vị gì hay hoàn cảnh ra sao thì cần phải xây dựng thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên có một thực tế phũ phàng rằng, những người còn mãi đang tranh luận xem khi nào và lý do là gì để quyết định có xây dựng thương hiệu cá nhân hay không, đều là những người chưa thật sự hiểu đúng về vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân.
Nếu đã từng nghe qua hoặc tìm hiểu về khái niệm Millennials – thuật ngữ chỉ những người thuộc thế hệ Y, bạn sẽ hiểu đây là nhóm đối tượng tiêu dùng nhiều nhất, có đóng góp lớn nhất cho kinh tế thế giới, có thói quen tìm hiểu mọi thứ thông qua internet cũng như các phương tiện truyền thông thường xuyên nhất.
Theo khảo sát 84% số người thuộc thế hệ Y không tin vào những gì xuất hiện trên quảng cáo, cũng như các chiến dịch truyền thông cả về con người lẫn sản phẩm. Thay vào đó, họ thường có xu hướng tin vào những suy nghĩ, luận điểm và tuyên bố đến từ một cá nhân có tên tuổi cũng như hình ảnh bản thân đủ tốt. Dĩ nhiên “tốt” ở đây ý muốn nói đến tính thuyết phục, chứ không phải những yếu tố về ngoại hình, địa vị hay tài sản cá nhân.
Về bản chất xây dựng thương hiệu cá nhân không giúp một người trở thành thánh thần. Thay vào đó, thương hiệu và hình ảnh cá nhân giúp một người trở thành một tên tuổi đáng tin cậy ở trong lĩnh vực của mình, một công dân tử tế đáp ứng tốt các quy chuẩn về hành xử đạo đức của xã hội, cuối cùng sẽ trở thành một cá nhân có đủ năng lực hành vi để hiểu biết và chịu trách nhiệm với mọi hành động của mình.
Thương hiệu cá nhân không chỉ là nền tảng niềm tin của một thế hệ hay là thước đo cho giá trị con người, xây dựng thương hiệu cá nhân chính là đang lên kế hoạch để sống một cuộc đời ý nghĩa. Mang lại giá trị thực tiễn cho cộng đồng và những người xung quanh, chứ không dừng lại để vội tự hào với những lợi ích hay thành tựu cá nhân đã đạt được.
Tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân
Vũ từng nhiều lần đề cập đến giải pháp hữu dụng nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu. Đó là hãy định vị thương hiệu trở nên khác biệt, giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt thương hiệu của bạn so với phần còn lại của thị trường, đồng thời giúp họ nhìn ra được những lý do để lựa chọn thương hiệu của bạn thay vì các đối thủ.
Đó cũng chính là tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Để đối tác có quyết định bắt tay với doanh nghiệp hay không, để một bộ máy lãnh đạo có cất nhắc nhân viên lên những vị trí quan trọng hay đề xuất tăng lương hay không, thậm chí để ban giám hiệu nhà trường hoặc thầy cô đánh giá tốt hay xấu về một học sinh bất kì của họ, tất cả đều sẽ được giải đáp bằng chính kết quả của quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân.
Với mục đích xây dựng Target Audience tiềm năng, nhiều đội ngũ xây dựng thương hiệu chỉ hướng nội dung thương hiệu cá nhân đến các đối tượng doanh nghiệp, startup hoặc các bạn trẻ có thu nhập cao. Tuy nhiên với vị trí của một người đang muốn dùng toàn bộ kinh nghiệm, kiến thức và tâm huyết bản thân để chia sẻ đến tất cả các bạn, Vũ muốn khẳng định một lần nữa rằng bất cứ ai cũng cần phải xây dựng thương hiệu cá nhân.
Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân, dù đang bước qua giai đoạn ở phía bên kia sườn dốc cuộc đời mình, hay chưa tự mình tạo ra nguồn thu nhập vì vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Ngay bên dưới sẽ là 5 quy luật xây dựng thương hiệu cá nhân đỉnh cao để bạn tham khảo, nghiên cứu và tự do áp dụng vào trường hợp của bản thân.
Hãy khai phá thị trường ngách dành riêng cho mình
Khi được hỏi về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cá nhân của chính mình từ con số không, Adam Smiley Pops Wolsky – tác giả cuốn The Break Through Speaker đã chia sẻ: “Hãy tạo ra một thị trường ngách, sau đó tạo ra thêm một thị trường ngách nhỏ hơn ngay trong chính thị trường ngách này.”
Kinh nghiệm được chia sẻ bởi người từng tham gia hơn 200 sự kiện diễn thuyết lớn nhỏ đã chỉ ra rằng, muốn xây dựng thương hiệu cá nhân thì những gì bạn thể hiện và lan tỏa phải thuyết phục được thị hiếu của một đối tượng công chúng nhất định. Họ có thể không phải là số đông, nhưng họ phải có hứng thú thật sự với những gì bạn có, bạn kể hoặc bạn đang muốn lan toả.
Mấu chốt của xây dựng thương hiệu và hình ảnh cá nhân, chính là hiểu được năng lực thật sự của bản thân mình. Xác định những khác biệt tích cực của chính mình, cũng giống như một đội ngũ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trở nên khác biệt, điều này giúp bạn nổi bật lên giữa 7 tỷ người hoặc ít nhất là trong chính lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.
Hãy biến bản thân trở thành một “sản phẩm chính hãng”
Không ít người khi bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ mắc phải một sai lầm cố hữu, đó chính là tham gia vào quá nhiều lĩnh vực hay vấn đề xã hội trong cùng một thời điểm, lan toả cùng lúc quá nhiều kiến thức hay giá trị dù chúng không thuộc về sở trường của bản thân. Thậm chí chạy theo những “xu hướng kiến thức” một cách vô tội vạ để rồi đánh mất nhiều giá trị vốn có khác của mình.
Bà Monica Lin – Trưởng bộ phận Tiếp thị tại Popular Demand từng chia sẻ quan điểm như sau: “Người muốn xây dựng thương hiệu cá nhân hãy làm thật tốt với lĩnh vực chuyên môn của mình, sau đó lĩnh vực chuyên môn sẽ là công cụ khuếch đại danh tiếng hiệu quả hơn bất cứ một câu chữ hay lời quảng cáo nào khác.”
Quan điểm của bà và tác gia Adam Smiley Poswolsky có một điểm chung. Đó là hãy cố gắng theo đuổi chính xác những gì thuộc về bản năng, kinh nghiệm và năng lực của mình.
Dù chúng không quá đầy đặn hay “xôi thịt”, hoặc không nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc, khán giả hay những người xung quanh. Nhưng tất cả chúng dù ít ỏi, dù không quá xa vời nhưng mới đủ sức kiến tạo nên những giá trị thuyết phục, qua đó giúp bạn dần dần xây dựng thành công hình ảnh và thương hiệu cá nhân.
Hãy kể chuyện đừng kể lể
Lấy ví dụ cho một “lão làng” về xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên câu chuyện, thì có lẽ rất ít người cạnh tranh được với Allen Gannett – CEO của TrackMaven, công ty phân tích tiếp thị bán hàng hàng đầu Hoa Kỳ. Đồng thời anh còn là tác giả của nhiều tựa sách danh tiếng, trong đó không thể quên nhắc đến The Creative Curve: How to develop the right idea.
Allen nổi tiếng với cách xây dựng thương hiệu cá nhân bằng sự ấm áp và không ngừng sẻ chia những giá trị tích cực. Anh từng nêu ra quan điểm: “Những câu quảng cáo nhắm thẳng vào giá trị sản phẩm vốn đã rất nhàm chán trong các chiến dịch bán hàng, vậy những câu phô trương về bản thân khi xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ còn tồi tệ hơn nhiều.”
Dĩ nhiên, không ai muốn dành ra hàng giờ hay thậm chí cả ngày dài chỉ để nghe bạn kể lể về mình. Bạn khó lòng thuyết phục người khác khi mượn các phương tiện truyền thông quảng cáo để nói về bản thân, thay vì vậy, hãy cố gắng tạo ra một câu chuyện kể có giàu sức cuốn hút.
Có thể bạn chưa biết, Allen Gannett thậm chí đã tranh thủ sử dụng khu vực phòng chờ lên máy bay, để gặp gỡ và kể về câu chuyện của bản thân cho độc giả hoặc người hâm mộ.
Hãy nhất quán khi xây dựng thương hiệu cá nhân
Cũng như khi xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, tính nhất quán luôn là yếu tố quan trọng then chốt khi tiến hành xây dựng thương hiệu cá nhân. Dù mục đích của bạn là xây dựng một thương hiệu cá nhân mang tính hoang dã, vui nhộn và gần gũi hay một thương hiệu cá nhân chỉn chu, thận trọng và thể hiện tốt năng lực bản thân, thì cũng đừng bỏ qua tính nhất quán trong xuyên suốt cả quá trình.
Nhất quán trong tính cách, nhất quán trong định vị và quan trọng hơn hết, là nhất quán trong từng lời hứa của thương hiệu cá nhân. Điều này cũng cho thấy rằng vì sao việc tạo ra một thị trường ngách, thậm chí là nhiều hơn một thị trường ngách khi xây dựng thương hiệu cá nhân lại quan trọng đến thế.
Thay vì mãi chạy theo những giá trị bên lề hoặc không có đủ tính liên kết, việc tạo ra một hay nhiều thị trường ngách sẽ giúp định hướng cụ thể, rằng đâu là nhiệm vụ trọng tâm của người đi xây dựng thương hiệu cá nhân. Biết mình phải làm gì và bằng cách nào để hoàn thành tốt những nhiệm vụ đó, chính là giá trị của tính nhất quán trong mọi quy trình xây dựng thương hiệu chứ không chỉ đối với thương hiệu cá nhân.
Hãy nghĩ đến việc sẽ để lại di sản
Sau cùng thì khác biệt lớn nhất giữa xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu cá nhân là gì? Dưới góc nhìn của Vũ, doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu phải đối diện với áp lực về doanh số hay kết quả kinh doanh, còn cá nhân khi xây dựng thương hiệu không hoàn toàn gánh trên vai một trách nhiệm hay nghĩa vụ nào đó.
Tuy vậy, để hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân không trở nên vô nghĩa, bạn cần nghiêm túc nghĩ đến chuyện sẽ để lại di sản thương hiệu cho mai sau. Vào năm 2004 sau khi trở về từ bệnh viện vì ca phẫu thuật loại bỏ khối u, Steve Jobs đã bắt đầu chuỗi ngày lên kế hoạch để lại di sản cho Apple – dù kết quả ca mổ tương đối thành công và các bác sĩ chưa phát hiện bất cứ dấu hiệu di căn nào khác.
Liên tiếp những năm sau đó, lần lượt iPhone, iPad rồi App Store ra đời như một minh chứng cho mọi nỗ lực kiến tạo di sản đến từ Steve Jobs. Ông cũng đồng thời chia sẻ với truyền thông rằng: “Trở thành người giàu nhất nghĩa trang chẳng mang lại cho cuộc đời tôi quá nhiều ý nghĩa, sau cùng điều tôi muốn thực hiện là mỗi đêm nằm lên giường đều có thể ngủ ngon, bởi ngày hôm đó bản thân đã làm được rất nhiều điều tuyệt vời.”
Từ đây chúng ta cũng có thể nhìn thấy được “nhiệm vụ” quan trọng nhất của người xây dựng thương hiệu cá nhân. Đó là để một ngày nào đó khi bạn không còn hiện diện trên thế giới này, sẽ có người phải nhìn lại để biết được bạn là ai, và cảm ơn từ tận đáy lòng vì bạn đã đến đây và để lại cả một di sản tuyệt vời.
Lời kết
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một quá trình lâu dài mà ở đó, bất cứ ai cũng có thể bắt đầu, ở bất cứ thời điểm nào và bằng rất nhiều cách khác nhau. Thương hiệu cá nhân không chỉ là giá trị của một con người, cũng không phải là những hình ảnh hào nhoáng đóng vai trò trở thành vỏ bọc cá nhân.
Thương hiệu cá nhân chính là tổng hợp của nhiều yếu tố đóng vai trò quyết định, trong việc định hướng quan điểm và cách đánh giá mà những người xung quanh dành cho riêng bạn. Cũng như khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nhiệm vụ lớn nhất của người xây dựng thương hiệu cá nhân chính là định hướng thương hiệu trở nên khác biệt. Giúp bản thân trở nên nổi bật và mọi người không thể nhầm lẫn bạn với bất kì ai khác.
Nguồn bài viết: https://vudigital.co/thuong-hieu-ca-nhan-la-gi-5-quy-luat-xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan-dinh-cao.html