Nếu bạn đang có ý định mở quán cafe nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đừng lo, hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những kiến thức, kinh nghiệm phục vụ cho con đường startup của mình.
Hiện nay tại Việt Nam, thị trường đồ uống đang rất phát triển, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn con đường khởi nghiệp là kinh doanh cafe. Tuy nhiên, không phải quán cafe nào mở ra cũng thu được lợi nhuận, không ít quán cafe đã phải “bỏ cuộc chơi” từ rất sớm. Do đó, tại bài viết dưới đây, chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm mở quán cafe giúp bạn thành công trên con đường kinh doanh này.
1. Hình thành ý tưởng và chọn mô hình mở quán cafe
1.1. Ý tưởng kinh doanh quán cafe
Một trong những bước quan trọng, mang yếu tố quyết định trong kinh doanh cafe đó chính là việc lên ý tưởng và tạo phong cách riêng cho quán. Ý tưởng kinh doanh quán cafe phải dựa trên đối tượng khách hàng mà bạn định hướng tới và số vốn đầu tư. Điều này giúp bạn xác định được quy mô cũng như không gian, phong cách thiết kế của quán.
Ý tưởng kinh doanh quán cafe càng độc đáo thu hút lượng khách hàng càng lớn, doanh thu quán càng tăng cao.
- Kinh doanh cafe theo phong cách cafe take away: đây là ý tưởng kinh doanh rất được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước trên thế giới. Đối tượng khách hàng chủ yếu của mô hình này chủ yếu là học sinh; sinh viên; nhân viên văn phòng,… những người thích mang cafe đi hơn là uống tại quán
- Quán cafe theo phong cách truyền thống: thường hướng tới đối tượng khách hàng là những người đi làm, trung niên,… có thời gian ngồi thưởng thức cafe tại quán
- Kinh doanh cafe theo hình thức nhượng quyền: đây không còn là hình thức kinh doanh mới tại Việt Nam. Thị trường kinh doanh cafe hiện nay có sự cạnh tranh khá cao, do đó nhiều chủ quán đã lựa chọn hình thức kinh doanh này, mua lại thương hiệu, hưởng kinh nghiệm từ những hãng lớn như: Trung Nguyên Coffee, Z! Cafe,…
1.2. Lựa chọn mô hình kinh doanh quán cafe
1.2.1. Mô hình kinh doanh quán cafe bình dân
Đối với những quán cafe bình dân, đối tượng khách hàng thường là những người dân lao động đại trà, họ đến và đi rất nhanh bởi mục đích chỉ là giải khát. Những quán cafe này thường có mặt bằng tại mặt đường, hoặc các vỉa hè thoáng đãng.
1.2.2. Mô hình kinh doanh cafe cóc
Đây là mô hình kinh doanh cafe khá nổi tiếng, mang đậm hương vị Sài Gòn. Mô hình này khá đơn giản, dễ đầu tư, số vốn bỏ ra không nhiều nhưng lại mang đến hiệu quả cao. Khách hàng mà cafe cóc hướng tới không phân biệt tầng lớp. Dù chỉ là quán cafe vỉa hè, đơn sơ, mộc mạc nhưng cafe cóc lại thu hút được lượng khách rất lớn.
1.2.3. Mô hình kinh doanh cafe công sở
Hướng tới những khách hàng làm văn phòng, thường xuyên thưởng thức cafe vào sáng và trưa hay gặp gỡ đối tác, khách hàng bàn công việc. Những quán cafe này thường được bày trí lịch sự, trang trọng và đặc biệt là có wifi tiện cho khách hàng truy cập internet làm việc. Điển hình cho mô hình kinh doanh cafe công sở là chuỗi thương hiệu cafe Trung Nguyên.
1.2.4. Mô hình kinh doanh cafe take away
Những quán cafe theo mô hình take away thường được đặt tại các vị trí gần trường học, cơ quan, công sở,… doi đối tượng khách hàng chủ yếu là những nhân viên văn phòng, học sinh, công chức,… Đây là mô hình cafe đang rất được ưa chuộng bởi vốn đầu tư không quá cao mà tập khách hàng khá lớn, doanh thu hiệu quả.
1.2.5. Mô hình kinh doanh cafe vỉa hè
Quán cafe vỉa hè là mô hình kinh doanh có quy mô nhỏ, tận dụng không gian vỉa hè để bán. Đối tượng khách hàng của mô hình này rất đa dạng, có thể là dân văn phòng, công nhân, sinh viên,… Ưu điểm của mô hình cafe vỉa hè là chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hút rất đông các bạn trẻ có ý định khởi nghiệp.
1.2.6. Mô hình kinh doanh quán cafe công nghệ
Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi, các quán cafe với mô hình công nghệ đang được các bạn trẻ ưa chuộng và trở thành xu thế. Với mô hình kinh doanh này, các nhu cầu tiêu dùng công nghệ của khách hàng đều được đảm bảo đáp ứng như: là nơi học tập, làm việc, tổ chức event, sự kiện,… Khách hàng bị thu hút bởi những dịch vụ công nghệ tốt: mạng internet tốc độ cao, chiến lược kinh doanh, marketing hiện đại, độc đáo, các thiết bị điện tử hỗ trợ thông minh,…
1.2.7. Mô hình kinh doanh quán cafe nhỏ, đẹp
Với mô hình kinh doanh quán cafe nhỏ, đẹp bạn phải có ý tưởng thiết kế thật độc đáo, ấn tượng để thu hút và níu chân khách hàng. Trang trí quán theo những gam màu sáng để không gian như được mở rộng, thoáng đãng hơn. Sử dụng những đồ nội thất nhỏ xinh, đơn giản không rối mắt.
1.3. Cách làm quán cafe đông khách
Khi mở quán kinh doanh cafe, bạn cần phải chú ý đến nhiều vấn đề như: thiết kế – trang trí không gian, nội thất quán, chất lượng đồ uống, lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp,… Đây là những cách làm quán cafe đông khách, có thể gây ấn tượng, thu hút và níu chân những khách hàng khách hàng khó tính nhất.
1.4. Bí quyết mở quán cafe hiệu quả
2. Chi phí dự trù khi mở quán cafe
2.1. Chi phí thuê mặt bằng
Đa số các quan cafe sẽ lựa chọn mặt bằng tại các vị trí mặt đường, gần trường học, cơ quan, công ty,… Chủ sở hữu cần phải đánh giá ưu và nhược điểm của vị trí mặt bằng, xem xét mặt bằng ấy có thuận lợi cho việc kinh doanh cũng như thu hút khách hàng hay không, chi phí thuê là bao nhiêu, an ninh như thế nào,…
Mỗi một mô hình kinh doanh khác nhau thì vị trí cũng như diện tích mặt bằng sẽ khác nhau. Nếu bạn dự định mô hình cafe công sở thì diện tích mặt bằng phải lớn, không gian rộng rãi. Còn nếu bạn chọn mô hình cafe cóc, take away hay cafe bình dân thì chỉ cần diện tích mặt bằng khoảng từ 20 – 25 mét vuông.
Chi phí mặt bằng phụ thuộc vào vị trí cũng như diện tích sử dụng, mặt bằng lớn ở những nơi đông dân cư, trung tâm thành phố thì chi phí thuê sẽ khá cao, còn với mặt bằng nhỏ, trong hẻm, ngõ thì chi phí sẽ chỉ ở mức trung bình.
2.2. Dự trù chi phí thiết kế, trang trí quán cafe
Cũng giống như con người, ngoại hình là yếu tố rất quan trọng đối với một quán cafe. Do đó, việc thiết kế, trang trí quán cafe như thế nào cần được chú trọng. Rất khó để tính toán con số chính xác dành cho việc thiết kế và trang trí, điều này phụ thuộc vào diện tích, mô hình và cách thức trang trí như thế nào. Một số chi phí phải kể đến như: Bàn ghế, hệ thống âm thanh – ánh sáng, decor trang trí, biểu hiệu, …
2.3. Chi phí mở quán cafe bình dân
Quán cafe bình dân thường sử dụng diện tích mặt bằng nhỏ nên chi phí mặt bằng chỉ ở mức trung bình. Với mô hình này, không gian quán sẽ được thiết kế khá đơn giản, mộc mạc, dân dã nên chi phí decor trang trí cũng không cao, mức vốn đầu tư không quá lớn mà lợi nhuận thu về rất hiệu quả.
3. Thiết kế không gian quán cafe?
Thiết kế không gian quán cafe là việc không thể bỏ qua khi bạn có ý định kinh doanh cafe. Đây là yếu tố ăn điểm, thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể tự mình thiết kế thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu qua internet; tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước. Với lựa chọn này, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí thiết kế không gian quán; được thỏa sức sáng tạo theo ý mình. Tuy nhiên, việc này là không hề đơn giản với những người mới kinh doanh; thật khó để tạo ra một không gian vừa đẹp mắt, độc đáo lại khoa học.
Có một sự lựa chọn khác dành cho bạn là thuê các công ty, đơn vị trang trí bên ngoài. Tuy chi phí khá cao nhưng đổi lại hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều. Đa phần, những người thiết kế đều có kỹ năng, chuyên môn cũng như kinh nghiệm, họ sẽ giúp bạn tạo nên một không gian tuyệt vời, khoa học và có thể sử dụng được lâu dài.
4. Mở quán cafe với 100 triệu đồng
Để mở quán cafe với 100 triệu đồng không dễ, tuy nhiên không phải là không thực hiện được. Đầu tiên, bạn phải xác định quy mô kinh doanh của quán cafe. Với con số 100 triệu đồng, bạn không thể lựa chọn mặt bằng rộng rãi. Vì vậy, hãy tận dụng mọi không gian, thiết kế – trang trí quán theo những gam màu sáng và bố trí nội thất thật khoa học, hợp lý.
Bên cạnh đó, bạn cần phải xác định rõ nguồn hàng, dụng cụ pha chế và các nguyên vật liệu để cân đối, tính toán chi phí cho hợp lý.
5. Tư vấn, hướng dẫn mở quán cafe
5.1. Mở quán cafe cần chuẩn bị gì?
Kinh doanh cafe đang trở thành xu hướng được giới trẻ lựa chọn khởi nghiệp trong những năm gần đây. Tuy nhiên để thực hiện được điều này lại không hề dễ dàng; đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm; kỹ năng và những kiến thức nhất định để thành công. Do đó, trước khi tiến hành mở quán cafe; bạn phải xác định rõ cần phải chuẩn bị những gì, cần bao nhiêu vốn để duy trì hoạt động,…
5.2. Các bước, quy trình mở quán cafe
- Lựa chọn mô hình quán cafe.
- Chuẩn bị đủ tài chính.
- Tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng mục tiêu.
- Thuê địa điểm, mặt bằng mở quán cafe.
- Nghiên cứu lên thực đơn, menu quán cafe.
- Thiết kế không gian phù hợp với loại hình quán cafe bạn lựa chọn.
- Lên danh sách các vật dụng, thiết bị cần thiết.
5.3. Đầu tư, xây dựng quán cafe
6. Trang trí quán cafe cóc, bình dân
Trang trí quán cafe là điều vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc thu hút khách hàng cũng như đến sự thành công của quán cafe. Một quán cafe được setup, trang trí đẹp có thể tạo ấn tượng và níu chân khách hàng hơn.
Với quán cafe cóc, cafe bình dân thì việc trang trí; thiết kế không cần phải quá cầu kỳ; tuy nhiên cũng không thể bỏ qua bước này. Bạn có thể lựa chọn các đồ dùng trang trí nhỏ gọn; đơn giản như giỏ hoa; đạo cụ âm nhạc; chuông gió; tranh tường… để không gian quán trở nên xinh đẹp hơn.
TH