11 cách làm giảm hàng tồn kho ảo

Trên thực tế khi kiểm kho rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng hàng tồn kho chênh lệch rất lớn so với sổ sách. Vậy nguyên nhân của hàng tồn kho ảo này là gì và cách xử lý trước khi quyết toán thuế như thế nào?

Nguyên nhân hàng tồn kho ảo phổ biến nhất mà các doanh nghiệp hay gặp phải

- Nguyên nhân chủ quan: có thể do sai sót trong quá trình bán hàng không lập hóa đơn khi người mua hàng không yêu cầu. Doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn. Đây là một việc thường xuyên diễn ra khi khách hàng của đơn vị không có nhu cầu nhận hóa đơn. Và lỗi thuộc về kế toán khi bán hàng đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng không xuất hóa đơn cho dù người mua không có nhu cầu

- Nguyên nhân khách quan yếu là do kế toán chưa nắm được quy định như:

+ Không nắm rõ nguyên tắc kế toán: Đó là nguyên tắc ghi chép, hạch toán đầy đủ, kịp thời, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Không nắm được quy định là: khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn.

+ Hiểu nhầm về các trường hợp không phải xuất hóa đơn.

+ Không nắm được phải ghi nhận doanh thu tính thuế khi bán hàng hóa dịch vụ.

+ Không biết lập hồ sơ để giảm hàng tồn kho cho hàng hóa hết hạn sử dụng, hao hụt tự nhiên

+  Nhiều doanh nghiệp sử dụng hóa đơn không đúng với hoạt động kinh doanh dẫn đến hàng tồn kho tồn nhiều (Đây là việc tránh VAT của đơn vị)

Các cách giảm hàng tồn kho ảo

– Doanh nghiệp muốn giảm giá trị hàng tồn kho ảo trước kỳ thanh kiểm tra thuế để phù hợp với thực tế tránh bị truy thu thuế và quy việc bán hàng không xuất hóa đơn

– Hoặc quy doanh nghiệp mua bán hóa đơn khống => sai lệch sổ sách với thực tế

1. Đăng ký với sở công thương: thực hiện việc khuyễn mãi: Mua khối lượng bao nhiêu? Thì khuyến mãi một lượng nhỏ hàng như vậy cũng bớt được một ít

2. Giảm giá hàng bán: nếu khách mua ký hợp đồng mua số lượng lớn thì giảm giá => tăng được số lượng bán ra => hàng tồn sẽ giảm

3. Lập thủ tục thanh lý, hủy hàng hóa cứ cách khoản 3-4-5-6 tháng thì làm một lần bằng cách xem mặt hàng nào có giá trị ngày mua lâu nhấ mà giờ chưa tống cổ nó ra được cái này nếu làm được giảm đáng nể

*Thanh lý:

– Biên bản kiểm kê hàng hóa

– Quyết định thanh lý hóa hóa để lâu không bán được

– Xuất hóa đơn thanh lý

*Hủy hàng: những mặt hàng có hạn sử dụng như sữa, hàng hóa khác.... hoặc như xi măng dễ bị hư hỏng do tính sinh lý hóa của sản phẩm, tránh nhiểu nhầm như sắt thép chỉ có thể thanh lý ko ai làm hủy bao giờ

– Biên bản kiểm kê hàng hóa hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng do sinh lý hóa

– Đề nghị hủy hàng hóa do hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng sinh lý hóa

– Quyết định tiêu hủy và phương án hủy hàng hóa

– Biên bản hủy hóa hóa

4. Nhượng thương mại tìm xem doanh nghiệp nào có nhu cầu thì tống cho họ cái này cứu vớt được bao nhiêu phần % Vat thì mừng bấy nhiêu, còn thuế TNDN thì ko lo bán bằng giá vốn

5. Xuất bán lẻ là cách cuối cùng an toàn là thượng sách xuất bán lẻ cho khách lẻ không lấy hóa đơn chịu thiệt 10% còn hơn là ko có chổ để cắm dùi

6. Hàng thiếu hụt khi kiểm kê Kiểm kê hàng hóa mất mát thiếu hụt, làm biên bản phạt đền vào trừ lương nhân viên, cũng chỉ giảm được một phần nhỏ không đáng bao nhiêu

7. Làm biên bản trộm cắp mất mát, thủ tục rườm ra phải có xác nhận của công An, và các cơ quan chức năng khác

8. Hỏa hoạn cháy nổ, các này hạ của hạ sách tự mình thiêu mình, không ai dùng

9. Để kệ hàng tồn ngồi đó chờ chết, khi thanh kiểm tra truy thuế GTGT 10%, Truy thuế TNDN 20%, Phạt tội bán hàng không xuất hóa đơn theo thông Tư số 10 và phạt tội trốn thuế theo Số: 166/2013/TT-BTC mức cao nhất 3 lần

10. Cho vay mượn để hợp thức hóa sau đó trả lại là xong

*Căn cứ pháp lý: THÔNG TƯ : 119/2014/TT- BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011,­­ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế

*Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.

Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hoá đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.

– Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.

= > Cách này chỉ áp dụng trong năm tài chính hiện hành nếu hai bên đồng ý

11.  Đẩy hết vật tư cho công trình

– Một: Công trình nào đang thi công đẩy hết vật tư xuất kho sử dụng

– Hai: Ký ảo một công ty nào đó quen biết có giá trị thi công lớn => xuất kho theo dự toán ảo sử dụng để kho bãi trở nên trống khi cán bộ thanh kiểm tra, đợi khi quyết toán xong xuôi thì tiến hành hủy hợp đồng, biên pháp đối phó nhất thời

Chiasekienthuc.com.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM