Cách hạch toán chi phí phải trả Tài khoản 335 theo TT 133

Ngày 26/8/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 133. Hướng dẫn về chế độ kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thay cho quyết định 48 năm 2006 trước đó. Ngay từ khi mới ra đời, thông tư 133 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, hiệp hội. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ – đối tượng áp dụng chính của thông tư này. Nhằm đem đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích, trong bài viết này. Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ về cách hạch toán chi phí phải trả tài khoản 335 theo TT 133. Từ đó giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết. Để áp dụng thông tư một cách chính xác, phù hợp.


Cách hạch toán Chi phí phải trả Tài khoản 335 theo TT 133

1. Nguyên tắc kế toán Chi phí phải trả tài khoản 335 theo TT 133

Tài khoản 335 – Chi phí phải trả là tài khoản. Dùng để phản ánh giá trị của các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ. Mà doanh nghiệp đã nhận được trong kỳ báo cáo. Nhưng chưa chi trả do chưa đủ hồ sơ, tài liệu, chưa xuất hóa đơn, được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ báo cáo đó. Tài khoản 335 cũng để sử dụng để phản ánh các khoản phải trả cho người lao động như tiền lương nghỉ phép. Và các chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phải trích trước. Như chi phí trong khoảng thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa vụ, chi phí lãi tiền vay phải trả cho khoản vay trả lãi sau.

2. Cách hạch toán Chi phí phải trả Tài khoản 335 theo TT 133

Kế toán phải phân biệt được các khoản chi phí phải trả với các khoản dự phòng phải trả (được trình bày trên tài khoản 352). Để ghi nhận, hạch toán và trình bày trên báo cáo tài chính sao cho phù hợp. Cụ thể như sau:

 

Dự phòng phải trả

Chi phí phải trả

Thời gian thanh toán Thường chưa xác định Chắc chắn về thời gian phải thanh toán
Số tiền sẽ phải trả Ước tính và có thể chưa xác định Xác định được chắc chắn số phải trả
Trình bày trên BCTC Trình bày tách biệt với phải trả thương mại và phải trả khác Là một phần của các khoản phải trả thương mại và phải trả khác

Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo. Phải được thực hiện theo nguyên tắc phù hợp. Các khoản phải trả chưa phát sinh do chưa nhận được dịch vụ, hàng hóa. Được tính trước vào chi phí trong kỳ để không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh được gọi là dự phòng phải trả.

Một số khoản trích trước sau sẽ không được hạch toán vào 335. Mà phải được phản ánh là khoản dự phòng phải trả, bao gồm:

– Chi phí sửa chữa lớn của tài sản cố định đặc thù với việc sửa chữa có tính chất chu kỳ

– Dự phòng bảo hành hàng hóa, sản phẩm, công trình

– Các khoản dự phòng phải trả khác theo quy định tại tài khoản 352

Cũng theo thông tư 133, các khoản chi phí phải trả sẽ được quyết toán với chi phí thực tế phát sinh. Phần chênh lệch với số trích trước sẽ được hoàn nhập.

3. Kết cấu tài khoản 335 Chi phí phải trả theo TT 133

Tài khoản 335 – Chi phí phải trả có kết cấu:

– Bên nợ phản ánh các khoản chi thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả. Đồng thời phản ánh số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn so với thực tế.

– Bên có phản ánh chi phí phải trả được tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

– Số dư bên có của TK 335 phản ánh chi phí phải trả đã được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Nhưng chưa phát sinh ở thời điểm đó.

Cách hạch toán Chi phí phải trả Tài khoản 335 theo TT 133

Hi vọng bằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết về tài khoản 335 chi phí phải trả theo TT 133. Để nắm chắc kiến thức và áp dụng một cách chính xác, khoa học tài khoản này. 

Chiasekienthuc.com.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM