Kho lưu trữ kiến thức trong bộ não của con người còn nhỏ hơn dung lượng của một chiếc USB thông thường?

Lượng thông tin mà một người có thể ghi nhớ suốt đời chỉ vào khoảng 4GB. Con số này thậm chí còn nhỏ hơn dung lượng của một chiếc USB thông thường.

Bộ não con người thực sự hoạt động như thế nào?

Ở cấp độ vật lý, bộ não con người chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh, mỗi tế bào thần kinh này lại kết nối với nhiều tế bào khác để tạo nên một mạng lưới xử lý thông tin vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, khả năng sử dụng bộ não của con người không phải là vô hạn. Ngay cả thiên tài Albert Einstein cũng chỉ sử dụng một phần nhỏ bộ não của mình.

Về cơ bản, bộ não hoạt động tương tự như một máy tính siêu phức tạp. Nhưng nếu so sánh với các thiết bị công nghệ hiện đại, bộ não con người lại giống như một hệ thống có cảm biến cực mạnh nhưng bộ xử lý trung tâm (CPU) lại khá hạn chế. Điều này có nghĩa là chúng ta tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ từ môi trường xung quanh, nhưng khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu lại rất hạn chế.

Bộ não con người thực sự hoạt động như thế nào?

Kho lưu trữ kiến thức của con người chỉ có 4GB?

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neuron bởi các nhà khoa học tại Viện Công nghệ California (Caltech) đã đưa ra một kết luận đầy bất ngờ: tổng lượng thông tin mà một người có thể ghi nhớ suốt đời chỉ vào khoảng 4GB, con số này thậm chí còn ít hơn dung lượng của một chiếc USB thông thường.

Để đưa ra con số này, các nhà nghiên cứu đã phân tích tốc độ xử lý thông tin trung bình của con người thông qua những hoạt động hàng ngày như đánh máy và giao tiếp. Họ phát hiện rằng khi đánh máy, mỗi ký tự trong tiếng Anh tương đương khoảng 1 bit dữ liệu, một người trung bình có thể gõ 120 từ/phút, tức là khoảng 10 bit/giây. Trong khi đó, tốc độ truyền tải thông tin khi nói chuyện cao hơn một chút, đạt khoảng 13 bit/giây. Ngay cả những game thủ chuyên nghiệp, những người có thể thực hiện hàng nghìn thao tác mỗi phút cũng chỉ đạt mức 16,7 bit/giây.

Từ các số liệu này, nhóm nghiên cứu tính toán rằng ngay cả khi một người sống đến 100 tuổi, không quên bất kỳ ký ức nào và liên tục tiếp thu kiến thức 24 giờ mỗi ngày, tổng lượng thông tin họ có thể lưu trữ vẫn chỉ vào khoảng 4GB.

Kho lưu trữ kiến thức của con người chỉ có 4GB?

Mỗi tế bào hình nón trong mắt truyền dữ liệu với tốc độ 270 bit mỗi giây. Mắt người có khoảng 6 triệu tế bào hình nón, nên chỉ riêng hệ thị giác đã tiếp nhận thông tin với tốc độ 3,2 Gbps.

Tại sao tốc độ xử lý của bộ não lại chậm đến vậy?

Mặc dù bộ não con người có vẻ hạn chế về khả năng lưu trữ và xử lý thông tin, nhưng hệ thần kinh ngoại vi, đặc biệt là các giác quan lại có thể tiếp nhận dữ liệu từ môi trường với tốc độ cực nhanh, lên đến hàng gigabit mỗi giây (Gbps).

Chẳng hạn, mỗi tế bào hình nón trong mắt có thể truyền dữ liệu với tốc độ 270 bit/giây. Với khoảng 6 triệu tế bào hình nón trong võng mạc, chỉ riêng hệ thị giác đã tiếp nhận thông tin với tốc độ lên đến 3,2 Gbps. Tuy nhiên, mặc dù lượng thông tin thu nhận được rất lớn, bộ não chỉ có thể xử lý một phần rất nhỏ trong số đó. Sự chênh lệch giữa tốc độ tiếp nhận và tốc độ xử lý lên tới tỷ lệ 108:1.

Nói cách khác, con người sở hữu các "cảm biến" vô cùng nhạy bén, nhưng "bộ xử lý trung tâm", tức não bộ lại hoạt động với tốc độ chậm hơn nhiều so với khả năng thu thập dữ liệu của cơ thể.

Dù có giới hạn về tốc độ xử lý, nhưng trên thực tế, con người vẫn tìm ra cách tối ưu hóa trí nhớ của mình. Một phương pháp điển hình là Cung điện Ký ức (Memory Palace), kỹ thuật mà Sherlock Holmes thường sử dụng. Phương pháp này hoạt động dựa trên việc liên kết thông tin với hình ảnh và không gian quen thuộc, giúp bộ não dễ dàng truy xuất ký ức một cách có hệ thống. Đây cũng là lý do vì sao những người có trí nhớ siêu phàm thường sử dụng các kỹ thuật ghi nhớ đặc biệt thay vì đơn thuần dựa vào bộ nhớ tự nhiên.

Tại sao tốc độ xử lý của bộ não lại chậm đến vậy?

Mỗi giây, chúng ta nhận được hàng tỷ bit dữ liệu từ môi trường, nhưng chỉ một phần nhỏ trong đó là thực sự quan trọng để giúp chúng ta ra quyết định.

Sự thật phũ phàng: Con người không thể thắng máy móc

Dù muốn hay không, con người không thể vượt qua máy móc trong khả năng xử lý thông tin. Một chiếc máy tính có thể thực hiện hàng tỷ phép toán mỗi giây, trong khi tốc độ xử lý thông tin của bộ não con người chỉ đạt mức vài bit mỗi giây.

Trong lĩnh vực trò chơi điện tử, nếu không có các cơ chế giới hạn, con người hoàn toàn không có cơ hội chiến thắng trước máy móc, bởi chúng không bị giới hạn về tốc độ phản ứng như con người.

Tuy nhiên, thay vì cố gắng chạy đua với máy móc, điều quan trọng là chúng ta biết cách sử dụng thông tin một cách hiệu quả hơn. Công nghệ không phải là thứ để con người đánh bại, mà là công cụ giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của mình.

Sự thật phũ phàng: Con người không thể thắng máy móc

Máy tính có thể xử lý hàng tỷ phép toán mỗi giây, trong khi con người chỉ đạt vài bit mỗi giây.

Bộ não con người không phải là một cỗ máy vô hạn, nhưng chính sự chậm rãi và khả năng chọn lọc thông tin mới là yếu tố giúp chúng ta thống trị thế giới. Thay vì cố gắng chạy đua với tốc độ xử lý của máy móc, hãy tận dụng sức mạnh của bộ não theo cách phù hợp với tự nhiên.

Theo: Đức Khương - Thanh Niên Việt

https://thanhnienviet.vn/kho-luu-tru-kien-thuc-trong-bo-nao-cua-con-nguoi-con-nho-hon-dung-luong-cua-mot-chiec-usb-thong-thuong-209250214103748327.htm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM