Bài toán '98-10=88' của một em học sinh lớp 2 bị chấm sai. Đáng chú ý, cô giáo đưa ra lời giải thích càng khiến phụ huynh không chấp nhận được.
Trong suy nghĩ của nhiều người, những bài toán bậc tiểu học luôn "dễ như ăn cơm" hay "nhắm mắt cũng có thể làm được". Thế nhưng thực tế thì nhiều bài toán tiểu học lại vô cùng hóc búa, khiến nhiều phụ huynh phải bó tay; thậm chí gây tranh cãi dữ dội. Bài toán lớp 2 dưới đây là một điển hình!
Theo đó, đề bài được cô giáo đưa ra như sau:“Tìm hiệu của số lớn nhất có hai chữ số khác nhau và số nhỏ nhất có hai chữ số giống nhau”.
Qua phân tích dữ liệu bài toán, em học sinh xác định "số lớn nhất có hai chữ số khác nhau" là 98. "Số nhỏ nhất có hai chữ số giống nhau" là 10.
Tiếp đó, em học sinh thực hiện phép tính trừ ra đáp án: "98 – 10 = 88".
Có thể thấy, phép tính mà em học sinh thực hiện ở trên không sai. Tuy nhiên, em đã nhầm lẫn ở bước xác định thứ hai, tức là "số nhỏ nhất có hai chữ số giống nhau" phải là 11, chứ không phải 10 như em đưa ra. Do đó, phép tính của em đã bị cô giáo đánh dấu sai.
Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Điều đáng chú ý ở đây là lời giải của cô giáo về bài toán này. Cụ thể, sau khi chấm sai, cô giáo đã giải bài toán với đáp án: "99 – 11 = 87".
Có thể thấy, với phép tính của cô giáo "99 - 11" thì kết quả phải bằng "88", tuy nhiên, cô giáo lại đưa ra đáp án là "87". Chưa kể, cô giáo đã xác định sai dữ liệu "số lớn nhất có hai chữ số khác nhau" (số 98 chứ không phải số 99).
Từ đây, nhiều cư dân mạng cho rằng, cô giáo cũng đã nhầm lẫn về mặt con số, dù kết quả đúng.
Từ câu chuyện này, nhiều phụ huynh bày tỏ sự không hài lòng với cách làm này của cô giáo, cho thấy sự thiếu cẩn thận trong việc giải toán đã dẫn đến việc đặt phép tính sai, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến học sinh.“Nếu cô giáo không đọc đề mà dám viết 99 - 11 = 87, thì cô nên xem xét lại bản thân. Dạy học sinh mà còn nhầm lẫn thì đừng trách sao học sinh cũng sai. Cả cô và trò đều sai", một cư dân mạng để lại bình luận.
Theo: Phương Linh - SaoStar.vn
https://www.saostar.vn/sao-hoc-duong/bai-toan-98-10-88-bi-cham-sai-co-giao-cang-sai-hon-khi-giai-thich-202410231534281963.html