Top 3 ngành học 'phí tiền' ra trường lương thấp chẳng đủ ăn

Một số ngành nghề đang có xu hướng thừa nhân lực, sinh viên ra trường dễ bị thất nghiệp, lương thấp không đủ ăn. Dưới đây là 3 nhóm ngành tiêu biểu như vậy, biết sớm để tránh sau đỡ hối hận.

Top 1: Những ngành đã bão hòa

Đó là những ngành đã hot 5 - 10 năm trước đây. Số lượng người học quá đông dẫn đến cạnh tranh cao. Nếu năng lực không đủ tốt, khó tìm được vị trí tốt. Còn đâu, bạn phải "dậm chân" ở những vị trí nhỏ, lương thấp, không có cơ hội thăng tiến.

Một số ngành đã "bão hòa" phải kể đến như:

Kế toán

Gần đây, tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực này có chiều hướng tăng. Điều này phần nào được giải thích do sự chênh lệch giữa cung và cầu. Đáng chú ý, mặc dù sinh viên tốt nghiệp đã được trang bị nhiều kiến thức nhưng đôi khi vẫn không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Hơn nữa, yêu cầu kinh nghiệm làm việc từ các nhà tuyển dụng cũng trở thành rào cản cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, khiến tỷ lệ thất nghiệp trong ngành Kế toán tăng cao.

Ngành kế toán hiện tại đã bão hòa, rất khó xin việc
Ngành kế toán hiện tại đã bão hòa, rất khó xin việc. (Ảnh minh họa)

Kỹ thuật sinh học

Ở một số trường Đại học ở Trung Quốc, tỉ lệ sinh viên có được việc làm của chuyên ngành này luôn nằm ở cuối danh sách. Dự báo trong thời gian tới, sinh viên tốt nghiệp ngành này ra trường tìm việc sẽ vô cùng khó khăn.

Công nghệ môi trường

Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học. Nhu cầu tuyển dụng ngành này hiện nay không quá cao.

Top 2: Ngành có đầu ra dễ

Ngày nay, việc làm trái ngành khá phổ biến. Hầu hết chuyển sang những ngành dễ, có thể tự học. Do đó, sinh viên học những ngành này sẽ rất khó khăn khi tìm việc làm, do phải cạnh tranh với cả những người trái ngành. Bằng cử nhân là không đủ để các bạn chọn được vị trí lương cao, buộc phải học thêm các chứng chỉ.

Ví dụ như Ngành Sân khấu Điện ảnh:

Trong tương lai, ngành Sân khấu Điện ảnh sẽ là một trong những ngành ra trường khó xin việc. Mỗi năm, hàng trăm cử nhân tốt nghiệp từ các trường Sân khấu Điện ảnh hàng đầu cả nước, cùng với rất nhiều sinh viên từ các trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội trở thành diễn viên và tham gia vào các dự án điện ảnh hay truyền hình.

Để thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, việc có đam mê không đủ. Bên cạnh đó, cần phải có ngoại hình thu hút, khả năng diễn xuất, duyên sân khấu và một chút may mắn. Dù vậy, số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu trên là không nhiều. Điều này gây ra tình trạng thất nghiệp hoặc buộc nhiều người phải tìm hướng đi khác mặc dù đã có đam mê với nghệ thuật.

Ngành Sân khấu Điện ảnh sẽ là một trong những ngành ra trường khó xin việc
Ngành Sân khấu Điện ảnh sẽ là một trong những ngành ra trường khó xin việc (Ảnh minh họa)

Tâm lý học

Một số lý do khiến khả năng tìm kiếm việc làm của cử nhân tâm lý học thấp bao gồm sự cạnh tranh cao trong ngành, yêu cầu về trình độ học vấn cao để tiến xa trong sự nghiệp (ví dụ cần có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ), và số lượng cơ hội việc làm có hạn tại một số địa phương. Ngoài ra, ngành tâm lý học đòi hỏi kỹ năng cụ thể và có thể không dễ dàng chuyển đổi sang các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, sinh viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và mạng lưới hỗ trợ tốt để tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Top 3: Ngành quá chung chung

Lúc học thì thấy phủ rộng nhưng chung chung không nhắm vào bất cứ lĩnh vực chuyên sâu nào. Sinh viên ra trường mông lung không biết rõ công việc của mình. Họ sẽ mất rất nhiều thời gian để học việc và bắt kịp các bạn cùng trang lứa.

Ví dụ như Ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là một ngành học thu hút và được đông đảo người học lựa chọn. Ngành này nghiên cứu về các lĩnh vực như: Bán hàng, Tài chính, Luật kinh doanh, Marketing, Logistics và Nhân sự ở mức độ cơ bản nhất.

Dù có khả năng đa dạng nhưng sinh viên của ngành này không chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể nào cả. Điều này vừa là điểm mạnh vừa là hạn chế của những cử nhân Quản trị kinh doanh. Do số lượng thí sinh đăng ký học ngành này rất cao, đã dẫn đến tình trạng "cung vượt cầu" và làm tăng số lượng cử nhân rơi vào cảnh thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Cử nhân lịch sử

Người tốt nghiệp cử nhân lịch sử khả năng tìm được việc là rất khó. Nhiều cử nhân, thạc sĩ chấp nhận làm những công việc trái ngành.

Nhiều cử nhân lịch sử sau khi ra trường phải làm trái ngành
Nhiều cử nhân lịch sử sau khi ra trường phải làm trái ngành (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng không phải cứ học những ngành này là thất nghiệp, để có việc làm sau khi ra trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu yêu thích những ngành thuộc nhóm trên đây, hãy cứ theo học miễn là bạn cảm thấy yêu thích.

Theo: Thương Hiệu và Pháp Luật

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM