Với mức sống không ngừng được nâng cao, con người ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề ''ăn gì'', đặc biệt là ăn gì để lành mạnh. Thực tế, nếu không chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, bạn rất dễ vướng phải ''bệnh từ miệng mà ra'' và loãng xương là một trong số đó.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 80% người trên 60 tuổi đều mắc các bệnh về loãng xương ở các mức độ khác nhau. Điều này có mối quan hệ mật thiết với chế độ hàng ngày.
Nhiều người thường cho rằng thường xuyên sử dụng đồ uống có ga rất dễ bị mắc các bệnh loãng xương. Trước hết chúng ra cần biết rằng axit cacbonic trong đồ uống nói chung được hình thành bằng cách hoà tan khí canbonic trong nước dưới áp suất. Dẫu axit cacbonic có thể phản ứng với canxi nhưng thật vô lý khi nói axit cacbonic này sẽ ăn mòn xương. Bởi bản thân axit cacbonic là một axit yếu. Nếu nó thực sự đến mức ăn mòn xương thì điều đầu tiên cần lo lắng là khí độc cabonic chứ không phải loãng xương.
Mặc dù đồ uống có ga sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình loãng xương. Song hãy cố gắng sử dụng loại đồ uống này ít nhất có thể.
Hạn chế sử dụng đồ uống có ga để không nguy hại đến cơ thể
Để giữ xương khớp khoẻ mạnh, cơ thể cần nạp canxi chủ yếu qua thực phẩm. Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng có lợi cho xương, thậm chí có nhiều món có thể gia tăng nguy cơ loãng xương, đồng thời cản trở quá trình hấp thụ canxi. Dưới đây là 3 loại thức ăn có thể ''rút mất'' canxi trong cơ thể bạn cực nhanh, cần tránh:
1. Đồ chua, mặn
Khi muối chua, bạn thường cho rất nhiều muối, không chỉ để tăng hương vị mà còn đảm bảo thực phẩm không bị biến chất. Tuy nhiên vì thực phẩm muối chua chứa nhiều ion natri nên nếu ăn thường xuyên sẽ gây tổn thương nhất định cho xương.
Các chuyên gia về sức khoẻ cho biết hấp thụ quá nhiều ion natri dễ dẫn đến tình trạng giữ nước và natri. Từ đó cản trở cơ chế trao đổi chất của dạ dày và cơ thể, một lượng lớn canxi và chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi.
Ngoài ra, nếu nạp quá nhiều ion natri sẽ làm tăng đào thải nhanh canxi qua nước tiểu, vì cứ 1000 mg ion natri bài tiết qua thận sẽ tiêu tốn khoảng 30 mg canxi.
Lâu dần theo thời gian, hàm lượng canxi trong xương ngày càng thấp. Kết quả khiến cơ thể bạn mắc bệnh loãng xương.
Dưa chua là một trong món ăn quen thuộc với người Việt nhưng lại ảnh hưởng xấu đến xương khớp
Hiệp hội Y tế Trung Quốc cho biết lượng muối trung bình hàng ngày của người lớn là 6 g, do đó người trung niên và cao tuổi nên kiểm soát lượng muối ăn mỗi ngày. Những đối tượng này nên hạn chế sử dụng dưa chua, thịt xông khói và các thực phẩm chứa nhiều muối khác.
2. Đồ ngọt
Bánh kẹo, trà sữa... đều là những thực phẩm chứa nhiều đường và cả carbohydrate. Nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm này, một lượng lớn cacbohydrat đi vào cơ thể sẽ tạo ra các axit trong quá trình trao đổi chất làm cơ thể bạn luôn trong trạng thái có chứa axit.
Thường xuyên sử dụng đồ ngọt khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái có axit
Khi cơ thể duy trì trạng thái cân bằng axit - bazơ sẽ tự động tiêu hao canxi, kẽm, photpho và các chất khác để trung hoà. Từ đây dẫn đến trình trạng thiếu canxi, làm cơ thể bị yếu đi.
Khi một lượng lớn canxi bị tiêu hao và trung hoà, xương dễ bị vôi hoá, chất lượng xương suy giảm dần và gây ra các tổn thương ở xương.
Người trung niên, cao tuổi và bệnh nhân loãng xương hạn chế sử dụng đồ ngọt. Vì lợi ích của xương, bạn nên ăn uống khoa học và điều độ.
3. Đồ chiên rán
Chiên rán là cách chế biến đồ ăn phổ biến. Hiện nay đồ chiên rán ngày càng xuất hiện nhiều trên bàn ăn của các gia đình. Tuy nhiên do hàm lượng chất béo cao nên việc sử dụng xuyên sẽ gây gánh nặng cho cơ thể.
Ăn đồ chiên rán quá nhiều có thể gây gánh nặng cho cơ thể
Đồ chiên rán có hàm lượng dầu cao, ăn nhiều dễ dẫn đến tăng mỡ máu, béo phì, không có lợi cho quá trình hấp thụ canxi và khoáng chất của cơ thể, làm mất chất dinh dưỡng của xương và làm tăng khả năng loãng xương.
Dấu hiệu bất thường cảnh báo bạn có thể mắc bệnh loãng xương
- Đau lưng, đặc biệt ở các khớp
- Chất lượng cột sống sụt giảm, lưng bị cong và gù
- Gù lưng chèn ép phổi dẫn đến thở kém, tức ngực và khó thở
- Xương dễ bị vỡ hoặc gãy sau khi chịu tác động ngoại lực nhẹ hoặc rơi
- Nằm ngủ dễ bị chuột rút cơ, chuột rút chân
- Thường xuyên cảm thấy chân tay đau nhức, cơ thể suy nhược, thể lực giảm sút
Theo Sohu