Kiểu cha mẹ bề ngoài tưởng thờ ơ nhưng lại âm thầm nuôi dạy những đứa con ưu tú

Tương lai của một đứa trẻ ra sao, tỏa sáng hay u tối, thành công rực rỡ hay thường thường bậc trung đều phụ thuộc lớn vào cách giáo dục của gia đình.

Có những bậc cha mẹ thông minh sẽ giúp đời con tươi như hoa nở:

1. Cha mẹ thông minh đều sẵn sàng để con mình chịu khổ

Một nhà triết học Pháp từng nói: "Bạn có biết phương pháp nào để biến con thành bất hạnh? Chính là chiều theo ý con". Trời không sinh ra đứa trẻ không hiểu chuyện, chỉ có cha mẹ thiếu cách giáo dục. Trong xã hội ngày nay, nhiều gia đình nghèo không để con cái phải chịu đựng khó khăn, liều mình để nuôi dạy thành những đứa trẻ giàu có, ngược lại có nhiều người giàu lại muốn con mình chịu đau khổ.

Kiểu cha mẹ bề ngoài tưởng thờ ơ nhưng lại âm thầm nuôi dạy những đứa con ưu tú

Ảnh minh hoạ

Không khó thấy nhiều gia đình cha mẹ thu nhập rất bình thường, thậm chí chạy ăn từng bữa nhưng con cái sử dụng thiết bị điện tử đời mới nhất khi còn học tiểu học, thức ăn quần áo cũng không thua kém gì con nhà có điều kiện dư dả. Tất cả chỉ bởi họ muốn con không thua kém "con nhà người ta", muốn con có động lực học hành.

Tình yêu đích thực cho con không phải là lấy đi tất cả những gì có thể để cho con, mà là nuôi dưỡng khả năng độc lập, tính cách giản dị và tinh thần chiến đấu của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ không muốn con cái chịu chút cực khổ, nhưng vì trẻ em đã được sinh ra trên đời này, chúng nên đối mặt với cuộc sống mà chúng sắp sửa đón nhận.

Năm 2017, chánh án tòa án tối cao Mỹ John Roberts đã có bài diễn văn được lan truyền khi phát biểu tại lễ tốt nghiệp của con trai. "Thông thường người ta sẽ chúc các con may mắn và mọi điều tốt đẹp trong tương lai. Ta sẽ không làm thế. Từ giờ về sau ta hy vọng con sẽ bị đối xử bất công, bởi chỉ có thế con mới cảm nhận được giá trị của sự công bằng. Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi như vậy con mới lĩnh hội được tầm quan trọng của sự chân thành...".

Trong nhà kính không có cây lớn mọc lên, trẻ con không được luyện tập thì làm sao có thể một mình, sau này làm sao có thể gia nhập xã hội, sao có thể chống lại những thăng trầm? Đừng để con cái mình trở thành những "đứa trẻ không bao giờ lớn". Thay vào đó, nên tạo cơ hội để trẻ rèn luyện tính độc lập, tự giác cũng như thói quen sinh hoạt tốt và biết một số kỹ năng sống cơ bản.

Nếu cuộc đời định sẵn là một chuyến đi vất vả, vậy thì hãy dạy con bắt đầu chăm chỉ sớm hơn và biết cách chịu đựng gian khổ sớm hơn. Đừng lo con chịu khổ, đó là con đường sớm muộn con phải đi.

2. Hãy để trẻ chịu trách nhiệm

Đứa trẻ không muốn làm bài tập thì khi đến trường sẽ phải tự mình giải quyết với giáo viên. Trẻ không muốn ăn thì khi đói sẽ tự tìm thứ gì đó để ăn. Nếu thường xuyên cằn nhằn, thúc giục về một vấn đề nào đó, cha mẹ sẽ khơi dậy sự phản kháng của trẻ. Tốt hơn hết, hãy để con chịu trách nhiệm.

Chẳng hạn, cha mẹ nên bắt đầu chỉ ra cho con những bất cập trong quyết định thường ngày như: "Nếu con chọn đi chơi vào cuối tuần khi chưa làm xong bài tập sẽ bị cô giáo phê bình vào đầu tuần", hay "Nếu con không tuân thủ đúng thời gian sử dụng điện thoại, con sẽ có nguy cơ học tập sa sút và mẹ sẽ tịch thu điện thoại trong 3 tháng",… Để trẻ nhìn rõ hậu quả, trẻ sẽ ý thức được trách nhiệm bản thân, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.

Những đứa trẻ có trách nhiệm ngay khi còn nhỏ, lớn lên sẽ tiếp tục duy trì tính cách tốt này. Làm việc gì trẻ cũng luôn đặt trách nhiệm lên hàng đầu để cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất. Điều này giúp trẻ nhận được tín nhiệm lớn, có cơ hội trở thành lãnh đạo, sự nghiệp phát triển.

Cha mẹ cần tôn trọng quyền tự do của con, để con tự quyết định một số việc nhưng không có nghĩa là buông bỏ, phó mặc mọi chuyện cho con. Cha mẹ hãy suy nghĩ xem vấn đề gì trẻ có thể giải quyết, vấn đề gì cần sự hỗ trợ từ người lớn. Việc nắm rõ ranh giới rất quan trọng, giúp trẻ có thể chủ động trong mọi việc mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Trong quá trình hỗ trợ trẻ đưa ra quyết định, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ so sánh, phân tích và phán đoán sự việc. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho tương lai của trẻ.

3. Giảm gánh nặng tâm lý cho trẻ

"Hiệu ứng Zeigarnik" trong tâm lý học được phát hiện: Cùng giải những bài Toán giống nhau, những đứa trẻ không bị quấy rầy trong quá trình thực hiện có thể hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng hơn. Nếu quá trình luôn bị xáo trộn, trẻ dễ trở nên cáu kỉnh vì những điều khó chịu và không thể tập trung hoàn thành nhiệm vụ.

Vì vậy, muốn nhanh chóng nâng cao hiệu quả học tập của con mình, bạn phải tập trung vào việc giảm bớt gánh nặng tâm lý cho con. Chỉ trong trạng thái thư giãn, thoải mái, con bạn mới có thể suy nghĩ nghiêm túc và tạo ra trạng thái học tập tốt.

Ví dụ, để trẻ đặt tất cả bài tập về nhà lên bàn và sắp xếp, lên kế hoạch cho những mục tiêu nhỏ: Bài tập nào cần làm trước, thời gian thực hiện là bao lâu, sau đó nghỉ 10 phút trước khi làm nhiệm vụ tiếp theo...

Việc cho phép trẻ tự quyết định như vậy tưởng chừng như là một hành vi dễ dãi nhưng mang lại hiệu quả. Thực tế, mỗi khi trẻ hoàn thành một mục tiêu ngắn hạn nhỏ, trong lòng sẽ có thêm ý thức tự hoàn thành.

 

Sự thành công của những mục tiêu nhỏ giúp trẻ có thể loại bỏ nỗi sợ hãi và căng thẳng. Đặc biệt là thời gian nghỉ 10 phút được ở giữa giúp ích rất nhiều cho việc điều chỉnh trạng thái của trẻ trước những khó khăn thử thách.

Theo: Phụ nữ số

https://phunumoi.net.vn/3-kieu-cha-me-thuc-su-rat-thong-minh-be-ngoai-tuong-tho-o-nhung-lai-am-tham-nuoi-day-nhung-dua-con-uu-tu-d294585.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM