Văn hóa chào hỏi đơn giản của người Nhật (Aisatsu) khiến bất kỳ ai cũng trở nên hòa đồng và dễ mến hơn

Văn hóa chào hỏi ở Nhật Bản, hay aisatsu, được sử dụng mọi lúc mọi nơi. Ngoài lời chào khi mới gặp mặt hay lời chào tạm biệt, mọi người còn nói khi ai đó bước vào nhà hàng, khi họ rời cửa hàng, khi rời khỏi nhà và ngay khi họ về đến nhà.

Hàng ngày, bạn thường dùng kiểu chào nào? Liệu bạn có nói: Buổi sáng tốt lành? Chào buổi tối? Hay những câu nói như: "Tôi về nhà rồi!" và "Rất vui vì ngày hôm nay được làm việc với bạn?"

Trên thực tế, lời chào không chỉ là hành động quen thuộc của người Nhật mà nó đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người dân nơi đây. Họ được dạy về văn hóa chào hỏi ở trường học ngay từ còn nhỏ, từ những người thân trong nhà và ngay cả nơi làm việc.

Nhưng tại sao lại như vậy?

Tôi sẽ không thể nào quên người đầu tiên cho tôi thấy tầm quan trọng thực sự của Lời chào ở Nhật Bản (Japanese aisatsu)

Là người gốc Nhật nhưng sinh sống ở New York nên bố mẹ luôn kiên quyết bắt tôi học tiếng Nhật và biết về nền giáo dục Nhật Bản. Vì vậy họ đã đăng ký cho tôi theo học một trường Nhật vào ngày thứ bảy để tôi có thể duy trì khả năng ngôn ngữ của mình. Nhưng vấn đề là, vào thời điểm này tiếng Nhật của tôi đã bị tụt hậu. Vì vậy vào các ngày thứ Bảy, tôi trở thành một cô gái người Mỹ gốc Nhật lập dị và ngu ngốc trong lớp học (vì hầu hết các sinh viên khác đều đến từ Nhật Bản, và là người bản ngữ). Tôi nhanh chóng được biết đến như một cô gái trầm tính, ít nói.

Tôi đã phải chấp nhận trải qua những ngày thứ Bảy không bạn bè, trở nên im lặng và luôn cảm thấy không thoải mái. Cho đến một ngày, một cô bạn trong lớp tiếp cận tôi bằng một lời chào đơn giản: ohayo!

Tôi đã không thể tin cô ấy nói lời chào buổi sáng với tôi, nhưng cô ấy đã mỉm cười và vì vậy tôi trả đáp trả lại lời chào này. Và đó là lần đầu tiên tôi thấy có người biết đến sự tồn tại của mình trong lớp.

Lời chào xác thực sự tồn tại của người khác

 

Văn hóa chào hỏi đơn giản của người Nhật (Aisatsu) khiến bất kỳ ai cũng trở nên hòa đồng và dễ mến hơn - Ảnh 1.

 Kể từ ngày đó, mỗi khi gặp cô bạn kia, tôi đều gửi một lời chào ngắn gọn - ohayo! Điều này giúp tôi cảm thấy tốt hơn khi ở trong lớp học. Cuối cùng, những bạn học khác trong lớp cũng bắt đầu nói lời chào buổi sáng với tôi, và tôi cũng gửi lại những lời chào với họ. Chúng tôi bắt đầu trò chuyện và chia sẻ về những gì đã làm trong tuần qua hay những điều chúng tôi đang mong đợi. Tất cả đều bắt đầu từ một lời chào đơn giản.

Lời chào khơi nguồn cho cuộc trò chuyện và tình bạn

Chào hỏi là nền tảng cơ bản cho các mối quan hệ.

Nếu như bạn nghiên cứu về nguồn gốc của từ chào trong tiếng Nhật, aisatsu (挨 拶) thì nó được ghép từ hai ký tự ‘thúc đẩy (push)’ và ‘gần nhau’ (close together). Từ này có nguồn gốc từ việc thực hành các giáo lý Thiền Tông (Zen Buddhist), nơi các vị thiền sư thường chắp hai tay lại chào nhau để hiểu và xích lại gần nhau hơn.

Ngày nay, mọi người không chào nhau (aisatsu) với hình thức như vậy, nhưng nguyên tắc thực hành này thì vẫn được duy trì. Đó là việc trở nên gần gũi hơn.

Xin chào làm cho trái tim và tâm hồn rộng mở

Lời chào dường như là một điều quá đỗi bình thường trong cuộc sống hàng ngày nhưng với tôi thì nó mà một điều vô cùng quan trọng. Lời chào chính là khởi đầu của mọi câu chuyện giúp tôi tiếp cận, giao lưu và hòa nhập với mọi người.

Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một lý do chính đáng để nói lời chào, thì không cần tìm đâu xa. Bạn hãy thử thay đổi và gửi ngay lời chào đến một một người nào đó.

Lời chào xác thực sự tồn tại của người khác

Lời chào khơi nguồn cho cuộc trò chuyện và tình bạn

Lời chào làm cho trái tim và tâm hồn rộng mở.

 

Hiệu ứng cánh bướm: Thiếu 0,25 điểm thi làm thay đổi một đời người, tài xế đi nhầm đường dẫn đến đại chiến thế giới?

Theo Mộc Dương

 

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM