3 biểu hiện khi ăn cơm của một đứa trẻ cho thấy khi lớn lên chúng sẽ thiếu bản lĩnh: Biểu hiện đầu tiên thật khiến người khác khó chịu

Trong bữa cơm luôn tiềm ẩn cách giáo dục đối với một con người, ăn uống hàng ngày đều là việc không thể thiếu và xem ra nó là việc rất bình thường, nhưng bạn không nên xem thường việc tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

3 biểu hiện khi ăn cơm của một đứa trẻ cho thấy khi lớn lên chúng sẽ thiếu bản lĩnh: Biểu hiện đầu tiên thật khiến người khác khó chịu

Một nhà văn người Trung Quốc đã từng nói rằng: ông trời cho chúng ta cái miệng là để ăn cơm, đến cơm mà cũng không thể ăn một cách ngon miệng, thì bạn có thể làm gì khác?

Thành ngữ của Trung Quốc có câu "dân dĩ thực vi thiên" nghĩa là bách tính xem lương thực là thứ quan trọng nhất để sinh tồn, do đo có thể thấy ăn cơm là một việc cực kỳ quan trọng. Khi ăn cơm cũng có rất nhiều lễ nghĩa cần phải tuân thủ.

Trẻ nhỏ tuy chúng chưa hiểu chuyện, nhưng những biểu hiện của chúng khi ăn cơm khiến những người xung quanh sẽ có một vài đánh giá về chúng. Trong bữa cơm, có thể nhìn ra được cách giáo dục của một gia đình đối với đứa trẻ như thế nào.

Trước đây tôi có đọc một mẩu truyện tranh "bé gấu đi ăn tiệc" ở trên mạng, trên tay của nó cầm một cái đùi gà, nhưng bà nội của nó sợ rằng cháu trai mình ăn sẽ không đủ no, nên bê cả đĩa dành cho nó, rõ ràng là muốn cho riêng nó. Đứa trẻ đó chỉ quan tâm đến những gì nó muốn ăn, không mảy may để ý đến những người khác cùng bàn ăn với nó. Bà nội của đứa trẻ đó nói: bọn nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, mình người lớn không nên giành thức ăn với bọn nhỏ. Điều đó làm cho người bên cạnh lộ rõ vẻ mặt xấu hổ.

Người ta thường hay nói "từ đặc điểm tâm lý và xu hướng tính cách của đứa trẻ 3 tuổi, bạn có thể thấy nguyên mẫu hình ảnh tâm lý và tính cách của người ở tuổi thiếu niên, và từ đứa trẻ 7 tuổi bạn có thể thấy những tính cách và tâm lý của người sau tuổi trung niên". Câu nói này có ý nghĩa nhất định, trẻ nhỏ từ nhỏ khi ăn cơm đã có những biểu hiện không tốt đều là do sự nuông chiều của bậc phụ huynh, sau khi chúng lớn lên chúng sẽ trở lên độc đoán và ích kỷ, chúng sẽ không khiến người khác tôn trọng và tương lai chúng cũng sẽ không có triển vọng.

Những đứa trẻ sau khi trưởng là người thiếu bản lĩnh, khi ăn cơm thường có 3 biểu hiện này, biểu hiện đầu tiên thật khiến người khác khó chịu.

1. Độc chiếm những món mà chúng yêu thích

Như mọi người đều biết, thói quen ăn uống được hình thành từ lúc nhỏ rất khó thay đổi nếu trẻ không được rèn luyện một cách có ý thức từ sớm.

Trong thời buổi hiện nay, trong mỗi gia đình trẻ nhỏ đều được phụ huynh nuông chiều, đặc biệt là thế hệ ông bà. Có những đứa trẻ dần dần hình thành những tính cách ngang ngược trong sự nuông chiều của người lớn, khi thấy những thứ mình thích ăn chúng đều ăn một mình và không chia sẻ cho người khác.

Nhiều bậc phụ huynh ngầm bằng lòng cho con mình trở thành "ông vua nhỏ ở trong bữa ăn", họ nghĩ rằng chúng còn nhỏ nên không vấn đề gì, sau này khi chúng lớn lên chúng sẽ tự ý thức được.

Nhưng kết quả là sau khi đứa trẻ lớn lên, thói quen độc chiếm này đã đi cùng chúng từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành, dù đang học hay đi làm, chắc chắn nó sẽ bị ảnh hưởng và sẽ làm mất lòng người khác. Từ đó có thể thấy những đứa trẻ như vậy rất khó có tiền đồ.

2. Khi gắp thức ăn chúng thường bới tung thức ăn lên

Vài ngày trước, có một người bạn đã nói với tôi rằng cô ấy đã được giáo dục về cách ăn uống ngay từ khi còn nhỏ. Cô ấy chỉ ăn thức ăn trước mặt và không được xáo trộn những thứ trong mâm. Nếu có người ngoài ăn cùng sẽ khiến cho người ta thấy mình là con nhà gia giáo.

Nhưng có một lần, trong một bữa tiệc, có một đứa trẻ nhỏ cứ liên tục dùng đũa đảo thức ăn, làm loạn cả mâm cơm lên, điều này khiến cho người khác cảm thấy chúng là con nhà thiếu giáo dục.

Một số trẻ có thói quen chọn và nhặt những món chúng thích ăn, trong cùng một đĩa thức ăn, chúng chỉ chăm chăm chọn ăn những miếng ngon, không để ý đến ai khác. Hành động đó của chúng thể hiện chúng thiếu lễ phép, gây phản cảm cho người khác.

3. Có những hành động thiếu nho nhã

Trong bữa cơm của những gia đình thời nay tuy không nghiêm khắc giống như ngày xưa "Thực bất ngữ, tẩm bất ngôn"  (Khi ăn cơm không đàm luận, khi ngủ không nói chuyện), nhưng trong bữa ăn cũng nên tuân thủ những nghi thức cơ bản nhất.

Trong bữa ăn, một số trẻ em vẫn rất thoải làm theo ý muốn của chúng, thỉnh thoảng làm những việc kiểu như ngoáy mũi, dùng tay bốc thức ăn. Những kiểu hành động đó thật khiến người khác cảm thấy khó chịu.

***

Nếu trẻ nhỏ có 3 hành vì kể trên, thì cha mẹ phải nhanh chóng sửa lỗi cho trẻ. Ăn uống dường như là một vấn đề nhỏ, nhưng nó có liên quan đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Thông qua các chi tiết nhỏ của trẻ tại bàn ăn, những người khác có thể đánh giá liệu chúng có phải là người hiểu lễ nghĩa.

Tóm lại: Lễ nghĩa là 1 khía cạnh giáo dục không thể thiếu khi trẻ còn nhỏ. Ngay từ thời xa xưa con người đã chú ý đến việc giáo dục, những người có giáo dục luôn được xã hội trọng dụng. Chỉ khi trẻ hiểu được lễ nghĩa, chúng mới có thể giao tiếp tốt hơn với bạn bè đồng trang lứa hoặc người lớn tuổi. Thiếu lễ nghĩa sẽ làm giảm ấn tượng của chúng trong lòng người khác. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ những hành động, ngôn từ được sử dụng trong một hoàn cảnh cụ thể, ăn nói, hành động như thế nào cho đúng, giúp trẻ xây dựng những mối quan hệ tốt ngày từ khi chúng còn nhỏ, để khi trưởng thành chúng sẽ có tương lai tốt hơn.

Theo Báo Dân Sinh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM