10 điều những người hạnh phúc chẳng bao giờ thèm quan tâm

Theo Forbes, để tránh tình trạng chán nản và bất hạnh trên, khoa học chỉ ra có ít nhất 10 điều mà những người hạnh phúc tuyệt đối không quan tâm.

1. Họ không coi theo đuổi hạnh phúc là một mục tiêu của cuộc sống

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chính việc theo đuổi hạnh phúc đã khiến hạnh phúc mất đi.

Ví dụ, họ thấy rằng những người tìm kiếm hạnh phúc bằng cách xem những bộ phim vui vẻ sau đó thường cảm thấy thất vọng. Họ thường trầm cảm hơn những người không xem phim nhưng đọc tin tức.

Trong một nghiên cứu khác, dài hạn hơn, họ phát hiện ra rằng những người theo đuổi hạnh phúc từ khi còn trẻ cuối cùng chết sớm hơn, có khả năng là do sự khởi đầu của chứng trầm cảm khi họ không liên tục đạt được các mốc hạnh phúc mới.

Thay vào đó, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta hãy sống cho hiện tại, thay vì tích cực tìm kiếm trải nghiệm hạnh phúc ở tương lai xa xôi nào đó.

1. Họ không coi theo đuổi hạnh phúc là một mục tiêu của cuộc sống
Ảnh minh họa

2. Họ không đổ lỗi cho bản thân và người khác

Nếu hạnh phúc có nghĩa là giảm bớt căng thẳng, một trong những cách tốt nhất mà những người hạnh phúc làm là không đổ lỗi.

Các Nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên đổ lỗi cho người khác - ngay cả khi việc đó là đáng trách - mắc rất nhiều bệnh liên quan đến căng thẳng.

Trong quá khứ, các nhà tâm lý học còn lập luận rằng việc đổ lỗi cho bản thân dẫn đến trầm cảm. Sự tự trách bản thân sẽ đốt cháy các trung tâm khoái lạc. Kết quả là nhiều người hạnh phúc đạt được trạng thái này bằng cách không tìm cách đổ lỗi ngay từ đầu.

3. Họ chấp nhận mất mát để thay đổi

Một số Nhà khoa học não bộ tại Yale đã phát hiện ra rằng sự gắn bó của chúng ta với tài sản càng mạnh thì chúng ta càng căng thẳng về việc hi sinh chúng để tạo ra thay đổi.

Đương nhiên, điều đó khiến chúng ta chống lại sự thay đổi Ở chiều ngược lại, sự căng thẳng dẫn đến việc chán ghét sự mất mát và làm chúng ta có quan điểm sai lệch về việc chấp nhận rủi ro để nắm bắt các cơ hội.

Những người hạnh phúc, do đó, thường không chống lại sự thay đổi. Họ nhận ra rằng những điều mất đi thường có thể là cần thiết để nhường chỗ cho những thành tựu mới trong tương lai.

4. Họ không có nỗi sợ bỏ lỡ

Nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO) đã trở thành một hiện tượng phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. FOMO không chỉ dẫn đến lo lắng và căng thẳng, mà thậm chí còn được định nghĩa là một loại lo lắng đặc biệt. Có những nghiên cứu cho thấy FOMO thực sự có thể tạo ra hạnh phúc nếu nó thúc đẩy thanh thiếu niên kết nối xã hội nhiều hơn.

Do đó, những người ủng hộ FOMO sẽ cho rằng hiện tượng này là một điều tốt. Tuy nhiên, như bất kỳ thanh thiếu niên nào cũng hiểu, tạo và duy trì các kết nối xã hội là thách thức lớn nhất của họ.

Nếu họ không làm như vậy, họ thường có thể bị trầm cảm (và tệ hơn). Những người hạnh phúc thì hoàn toàn tránh chơi trò chơi này. Họ coi những gì đã bỏ lỡ là không cần thiết một cách rất rõ ràng.

Họ không có nỗi sợ bỏ lỡ
Ảnh minh họa

5. Họ không lãng phí thời gian cho những thuyết âm mưu

Nói chung, căng thẳng giết chết hạnh phúc và ít có điều gì kích động căng thẳng hơn là các thuyết âm mưu. Ngược lại, căng thẳng còn khiến mọi người dễ tin vào các thuyết âm mưu hơn.

Ví dụ: nếu bạn đang bị căng thẳng và áp lực quá lớn, bạn có nhiều khả năng tin rằng những kẻ xấu xa đang ở bên ngoài để rình mò và hại bạn. Nói vậy không có nghĩa là những người hạnh phúc sẽ tắt đi khả năng cảm nhận nguy hiểm tự nhiên của họ. Họ chỉ đặt nó vào đúng vị trí và phá vỡ vòng luẩn quẩn của căng thẳng và âm mưu bằng cách không chú ý đến chúng.

6. Họ không giữ mối hận thù

Giữ mối hận thù cũng giống như xu hướng đổ lỗi, chúng có tác động cực kỳ tiêu cực đến con người.

Một nghiên cứu của Mayo Clinic đã phát hiện ra rằng tha thứ mang lại các lợi ích có thể đo lường được, bao gồm: các mối quan hệ lành mạnh hơn, sức khỏe tinh thần được cải thiện, ít lo lắng, căng thẳng và thù địch, giảm huyết áp, ít triệu chứng trầm cảm hơn, một hệ thống miễn dịch mạnh hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện lòng tự trọng.

7. Họ không ghen tị với người khác

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ghen tị với người khác thường trở nên keo kiệt hơn. Đồng thời, những người không quan tâm đến những gì người khác có không chỉ hào phóng hơn mà họ còn hạnh phúc hơn.

Tất nhiên, sự hào phóng từ lâu đã gắn liền với hạnh phúc. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên hơn đối với những người không hạnh phúc là sự hào phóng - khi được thúc đẩy bằng cách tìm kiếm hạnh phúc nhưng vẫn bị đố kỵ - ít hiệu quả hơn trong việc tạo ra và duy trì hạnh phúc.

7. Họ không ghen tị với người khác
Ảnh minh họa

8. Họ không lo lắng về việc bị coi là thiếu hiểu biết

Các Nhà khoa học hành vi đã phát hiện ra rằng những phụ nữ lo lắng về việc bị coi là ngu dốt sẽ làm việc chăm chỉ hơn nhiều so với nam giới để chứng minh những người quan sát sai.

Điều này đã tạo ra một tác động ngược là tạo ra nhiều căng thẳng hơn và do đó, sự bất hạnh lớn hơn. Nói cách khác, chìa khóa của hạnh phúc là hãy dừng lo lắng về việc bị coi là ngu dốt hoặc kém cỏi và tin tưởng vào chính năng lực của bản thân mình.

9. Họ không lo lắng về tương lai

Các nghiên cứu về hành vi kể từ sau đại dịch đã phát hiện ra một làn sóng bệnh tật về tinh thần và thể chất có liên quan trực tiếp đến những lo lắng về tương lai.

Những người bị rối loạn lo âu phần lớn là vì họ tự dự báo những lo lắng trong tương lai. Điều trớ trêu là không có lo lắng nào dự đoán được tương lai của họ. Vì vậy, bài học hạnh phúc cần rút ra là: Đừng lo lắng về tương lai, vì bạn không thể dự đoán hoặc thay đổi nó.

10. Họ không lo lắng về sự ác ý của người khác

Rõ ràng, hành động của người khác - đặc biệt là khi không cố ý - có thể khiến chúng ta khó chịu. Tuy nhiên, những người hạnh phúc khôn lường sử dụng kết hợp 10 cơ chế đã kể bên trên (ví dụ: đổ lỗi cho bản thân, thiếu quan tâm đến cách người khác nhìn họ, v.v.) như một cơ chế để đối phó hiệu quả với cách người khác đối xử với họ.

Nhưng điều này không có nghĩa là họ bỏ qua những tình huống mà họ đã gây ra tổn hại cho người khác, bởi hành vi này có thể khiến tinh thần bị bào mòn và khiến họ trở nên không hạnh phúc. Thay vào đó, họ thực hiện các cơ chế đối phó trên với sự chân thành.

Theo: Dương Ngọc - Thời báo Văn học Nghệ thuật

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM