3 sai lầm khiến nhà đã ẩm lại càng thêm ướt: Tham khảo ngay 5 mẹo sau để không gian sống khô ráo hơn

Trong những ngày nồm ẩm, thói quen nhiều người vẫn đang áp dụng tưởng là hữu ích nhưng thực tế lại có tác dụng ngược.

Nồm ẩm là một hiện tượng thời tiết phổ biến ở các vùng có độ ẩm không khí cao, đặc biệt là trong các mùa chuyển tiếp giữa các mùa khác nhau. Khi độ ẩm trong không khí tăng lên đến mức 90% trở lên, không khí trở nên bão hòa hơi nước, gây ra sự ngưng tụ và đọng lại trên các bề mặt lạnh như sàn nhà, tường hoặc cửa kính. 

Trời nồm kéo theo hàng loạt các hệ lụy liên quan đến con người và vật dụng, thực phẩm. Cụ thể, môi trường trở nên ẩm ướt khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng, quần áo và các vật dụng khác khó khô, đồ điện tử dễ bị hỏng, và thực phẩm cũng nhanh chóng bị mốc...

Sai lầm tai hại khiến nhà đổ nước

Lau nhà bằng giẻ ẩm: Việc lau nhà bằng nước khi không khí đã bão hòa hơi ẩm sẽ không giúp sàn nhà khô ráo hơn, mà chỉ làm tăng lượng nước trên bề mặt, kéo dài thời gian sàn khô và tăng nguy cơ mốc, nấm.

Sai lầm tai hại khiến nhà đổ nước

Đóng kín cửa và bật quạt: Người ta thường nghĩ việc này sẽ giúp làm khô không khí. Nhưng thực tế bật quạt không giúp thoát hơi ẩm ra ngoài khi không có sự luân chuyển không khí. Kết quả là hơi nước ngưng tụ càng nhiều, làm tăng tình trạng ẩm ướt.

Mở cửa sổ trong thời tiết nồm: Một số người cho rằng việc này sẽ giúp hơi ẩm thoát ra ngoài, tuy nhiên, nếu bên ngoài thời tiết cũng nồm ẩm, hơi ẩm từ ngoài sẽ tràn vào, khiến nhà càng thêm ẩm thấp.

5 mẹo chống nồm ẩm hiệu quả

Bật điều hòa ở chế độ dry: Chế độ này giúp giảm độ ẩm trong không khí mà không tạo ra không khí lạnh, từ đó giúp giảm tình trạng nồm ẩm trong nhà.

Dùng vật liệu hút ẩm: Bạn có thể đặt các túi hút ẩm chứa gel silica trong nhà, đặc biệt là ở những nơi có nguy cơ ẩm ướt cao như dưới ghế hoặc trong tủ quần áo.

Dùng máy hút ẩm: Máy hút ẩm là giải pháp hiệu quả để nhanh chóng loại bỏ hơi ẩm trong không khí, giảm nguy cơ phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, bảo vệ sức khỏe, đặc biệt quan trọng với các gia đình có trẻ nhỏ, người già hoặc người có sức đề kháng yếu.

Bịt kín các kẽ hở: Việc dùng giấy báo, mút băng dính để bịt kín các kẻ hở ở cửa sổ và cửa ra vào sẽ giúp hạn chế sự xâm nhập của hơi ẩm từ bên ngoài, từ đó giữ cho không gian bên trong khô ráo hơn.

Dùng vôi sống hút ẩm: Đặt vôi sống trong thùng carton hoặc thùng gỗ có thể hấp thụ hơi ẩm rất tốt và có tác dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, cần chú ý vôi sống có thể gây hại nếu tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là với trẻ em.

Khi chống nồm, cần lưu ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả:

- Kiểm tra độ ẩm thường xuyên: Sử dụng máy đo độ ẩm để theo dõi mức độ ẩm trong nhà, từ đó có những biện pháp phù hợp khi cần thiết.

- Đảm bảo thông gió: Cần đảm bảo không khí trong nhà luôn được lưu thông, tránh tình trạng không khí ẩm kẹt lại trong nhà.

- Tham khảo dụng các loại cây hút ẩm: Một số loại cây cảnh không chỉ trang trí mà còn có khả năng hút ẩm, giúp không khí trong lành hơn.

- Chú ý đến các vị trí khuất tầm nhìn: Những nơi như tủ quần áo, tủ bếp, hay tầng hầm thường dễ bị ẩm mốc mà không dễ dàng nhận biết.

- Tránh phơi quần áo trong nhà: Phơi quần áo ở ngoài trời hoặc sử dụng máy sấy để ngăn chặn việc tăng thêm độ ẩm cho không khí trong nhà.

Những biện pháp trên giúp kiểm soát độ ẩm trong nhà, từ đó giảm thiểu các vấn đề sức khỏe và hư hỏng tài sản do nồm ẩm gây ra.

Nguồn: Tổng hợp

Theo: Minh Anh - Đời sống & Pháp luật

https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/3-sai-lam-khien-nha-a-am-lai-cang-them-uot-tham-khao-ngay-5-meo-sau-e-khong-gian-song-kho-rao-hon-a401945.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM