Sự giàu có không chỉ là bạn có bao nhiều tiền, mà còn bao gồm cách suy nghĩ và thái độ của bạn đối với cuộc sống. Suy nghĩ tiêu cực, tầm nhìn hạn hẹp là một số thói quen có thể ngăn cản một người nhận ra tiềm năng phát triển của mình.
1. Nóng vội, bộp chộp
Việc mọi người theo đuổi ước mơ là điều tích cực, một người sống có hoài bão sẽ có lý tưởng sống tích cực, thể hiện khát vọng sống và thực hiện những điều có ích cho xã hội. Nhưng họ nên đặt ra ước mơ thật thông minh, phù hợp với bản thân.
Giả sử có một chàng trai trẻ tên Jack, tuy tài chính ở mức trung bình nhưng anh ta luôn cố gắng theo đuổi lối sống xa hoa. Anh ta nghĩ rằng một chiếc xe tốt sẽ đưa anh đến thành công, có được những mối quan hệ. Anh ta mua một chiếc ô tô đắt tiền, nợ nần chồng chất và cuối cùng gặp khủng hoảng tài chính. Những hành động mạo hiểm, không có sự chuẩn bị kỹ càng sẽ khiến cuộc sống của anh ta trở nên khó khăn hơn.
Người nghèo là những người bỏ tiền vào các dự án mà không suy tính trước những rủi ro có thể xảy ra. Hành vi này có thể được thúc đẩy bởi mong muốn về tương lai giàu sáng hơn, nhưng nó dễ dẫn đến các vấn đề tài chính và bất ổn trong cuộc sống. Hãy đưa ra những quyết định hợp lý khi tình hình tài chính cho phép.
Sự ổn định tài chính và lối sống bền vững là rất quan trọng và việc chấp nhận rủi ro quá mức có thể gây ra căng thẳng không cần thiết cho cả bạn và gia đình.
2. Tầm nhìn hạn hẹp
Giàu nghèo hơn nhau ở tầm nhìn: Tầm nhìn xa giúp bạn dẫn đầu, tầm nhìn hẹp khiến bạn trở thành cái đuôi của kẻ khác
Anh Trương làm việc trong một công ty nhà nước đã được 10 năm. Những người vào cùng đợt với anh đều đã được thăng chức, duy chỉ có anh vẫn mãi là một nhân viên nhỏ bé.
Lương tháng của anh là 15 triệu, lại phải phụ trách tất cả việc chi tiêu trong gia đình. Mặc dù ăn tiêu dè dặt nhưng vẫn không thể đủ với mức sống đắt đỏ nơi thành phố. Sở thích duy nhất của Trần Lương là xem phim. Mỗi lần muốn đi xem phim đều phải phân vân suy xét hồi lâu, càng không nói đến những chi phí khác như du lịch hay tận hưởng cuộc sống…
Cuộc sống như vậy đã biến Trần Lương trở thành một người ki bo và thích kiếm lợi từ người khác. Du lịch tiêu hết 420.000 đồng liền báo công ty thành 500.000 đồng; bữa tiệc cùng khách hàng cũng phải nghĩ cách để công ty trả 500.000 đồng - 600.000 đồng; và hạn chế tối đa các bữa tiệc cùng đồng nghiệp, đối tác.
Những việc này bị giám đốc phát hiện, vì thông cảm với hoàn cảnh của anh ta nên không truy cứu nữa. Tuy nhiên từ đó anh ta như trở thành cái gai trong mắt giám đốc, khiến anh mãi vẫn không được thăng chức như những người khác.
Trên thực tế, đó là biểu hiện của "tầm nhìn hạn hẹp", vật lộn mãi vẫn chỉ ở trong đáy giếng chật hẹp mà không thể nhảy ra ngoài.
Hoàn cảnh sống khó khăn có thể bó hẹp những lựa chọn của một người, nhưng người chấp nhận tình cảnh hiện tại mà không có sự phấn đấu, tiến lên vì tương lai thì thật đáng chê trách.
3. Suy nghĩ tiêu cực, tự ti
Kiểu suy nghĩ tiêu cực này có thể khiến một người chìm đắm trong sự tủi thân và không thể vượt qua khó khăn.
Một anh chàng đang thất nghiệp và từ đó luôn bi quan về tương lai của mình. Anh không tin mình có thể tìm được một công việc tốt hơn, liên tục rải đơn xin việc một cách không có chủ đích. Suy nghĩ tiêu cực này có thể khiến cô bỏ lỡ cơ hội cải thiện cuộc sống.
Suy nghĩ tích cực và lạc quan là chìa khóa để vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu. Học cách nhìn thấy cơ hội đằng sau các vấn đề và cố gắng duy trì thái độ tích cực có thể giúp bạn đối diện tốt hơn với những thử thách trong cuộc sống.
Theo: Phụ nữ số