Những loại quả không nên dùng làm lễ vật dâng cúng

Đẹp, thơm ngọt và thuần khiết, trái cây được chọn làm lễ vật dâng cúng gia tiên, thần linh và chư Phật, nhưng không phải loại quả nào cũng nên được đặt lên bàn thờ.

Những loại quả không nên dùng làm lễ vật dâng cúng

Trái cây chín là sản vật của tự nhiên, là sự hội tụ tinh túy của trời đất nên được coi là lễ vật tinh sạch, thanh khiết phù hợp để dâng cúng. Tuy nhiên, đối với những người cẩn thận trong việc hương khói, có những loại quả không được dùng cúng Phật và các bậc được thờ phụng khác.  

Loại quả này không được dùng cúng Phật, thần, tổ tiên

Khi chọn trái cây để đặt lên bàn thờ thắp hương, bạn phải lựa chọn kỹ càng để dâng lên những quả tươi ngon, màu sắc và hình dáng đẹp, vỏ ngoài nguyên vẹn, không có vết sứt sẹo; có như vậy mới thể hiện được lòng thành kính. Ngoài ra, cần lưu ý những loại quả này không được dùng cúng Phật, thần linh hay tổ tiên ông bà:

- Những quả bầm dập, có dấu hiệu hư hỏng: Lễ vật dùng trong thờ cúng luôn phải có chất lượng tốt nhất. Bạn không cần mua trái cây đắt tiền, nhưng nhất định phải đảm bảo độ tươi. Thắp hương bằng những quả bầm dập, chín nẫu hoặc có dấu hiệu hỏng là biểu hiện của sự tùy tiện, bất kính.

- Trái cây không sạch: Lễ vật dùng để thờ cúng có yêu cầu rất cao về sự sạch sẽ. Vì thế, bạn cần rửa sạch trái cây và để ráo trước khi đặt lên bàn thờ. 

- Những loại quả có mùi quá đậm, gắt, kém tao nhã: Sầu riêng và mít tuy ngon nhưng mùi quá nồng, quá "nặng", sẽ làm giảm cảm giác thanh tịnh, tinh khiết cần có ở không gian thờ tự, vì thế những loại quả này không được dùng cúng Phật, thần hay gia tiên.

Loại quả này không được dùng cúng Phật vì mùi quá đậm, làm giảm cảm giác thanh tịnh ở không gian thờ tự. (Ảnh: Reader's Digest)Loại quả này không được dùng cúng Phật vì mùi quá đậm, làm giảm cảm giác thanh tịnh ở không gian thờ tự. (Ảnh: Reader's Digest)

Lọ hoa trên bàn thờ nên đặt bên trái hay bên phải?

Theo quan niệm truyền thống, vị trí đặt sẽ tùy thuộc vào số lượng bình hoa mà gia chủ sử dụng.

Nếu chỉ có một bình hoa thì nên tuân theo nguyên tắc "đông bình, tây quả", tức là bình hoa đặt phía đông, trái cây đặt phía tây. Đây là nguyên tắc bài trí bàn thờ được áp dụng từ xa xưa.

Cách sắp đặt này bắt nguồn từ nguyên tắc tự nhiên, mặt trời mọc đằng đông và lặn ở đằng tây, cây cối phải đơm hoa rồi mới kết trái. Vì vậy, trong thờ cúng, lọ hoa sẽ đặt ở phía đông, mâm ngũ quả đặt ở phía tây.

Cách xác định hướng trên bàn thờ như sau: Hướng từ trong bàn thờ nhìn ra, tức bên trái của ông bà (bên tả) được coi là phía đông. Bên đối xứng (bên hữu) sẽ là phía tây.

Bàn thờ gia tiên thường đặt ở giữa căn nhà theo hướng nam. Bình hoa đặt ở bên trái bàn thờ (phía đông). Khi có gió đông, đông nam thổi vào, hương thơm dịu nhẹ của hoa sẽ lan tỏa khắp không gian thờ cúng. Đĩa trái cây đặt ở bên phải (phía tây) sẽ tiện hơn cho việc bày biện.

Nếu bàn thờ gia tiên rộng rãi, gia chủ có thể cân nhắc đặt hai bình hoa đối xứng ở hai bên. Khi đó, mâm ngũ quả sẽ được đặt ở giữa bàn thờ, phía trước bát hương. Điều này sẽ tạo nên sự cân đối, sang trọng cho bàn thờ.

Tuy nhiên, tùy vào diện tích, không gian của bàn thờ mà gia chủ lựa chọn bình hoa to hay nhỏ, hoa ít hay nhiều.

Theo: VTC News

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM