Thế giới này vốn dĩ công bằng, bạn lấy được bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu. Nếu chúng ta muốn sống an nhàn, hạnh phúc thì không nên tham 3 thứ dưới đây.
1. Tham danh vọng
Danh vọng là tiếng tăm, địa vị của bản thân trong 1 tập thể hay xã hội. Đây là điều mà rất nhiều người mong muốn có được. Bởi khi đó, họ luôn cảm thấy tự tin về bản thân mình. Họ không chỉ được yêu mến, kính nể mà còn được người khác đánh giá cao.
Tuy nhiên, trên thực tế nếu bạn cố níu lấy danh vọng giả thì chính nó sẽ làm hại bạn. Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều cạm bẫy, nếu chúng ta “tham” danh vọng, chắc chắn sẽ dễ sa cơ. Xung quanh mỗi người đều có nhiều tiểu nhân chỉ muốn bạn “ngã xuống”. Vì vậy, bạn không nên biến danh vọng thành điểm yếu của mình. Lúc này, thứ danh vọng ảo mà bạn tự tạo nên cũng không có nghĩa lý gì cả.
Mỗi chúng ta cần có lối sống tốt đẹp, đóng góp những giá trị thiết thực cho xã hội. Đó chính là cách ta tạo nên danh vọng chính đáng của mình. Đây không phải là thứ có thể tham lam và tranh cướp. Nếu chúng ta sống có tâm, có tầm, danh vọng ắt sẽ tự theo đuổi ta.
2. Tham lợi ích nhỏ
Nhiều người có thói quen tham lợi ích nhỏ mà quên đi những lợi ích lớn. Ví dụ, trong 1 bữa ăn với gia đình, có người sẽ lảng tránh chuyện thanh toán tiền ăn vì họ nghĩ rằng đó là cách tiết kiệm. Hoặc khi mua hàng, họ chỉ muốn mua được sản phẩm giá rẻ mà quên đi mất chất lượng mới là điều quan trọng nhất.
Lâu dần, có thể họ sẽ đánh mất các mối quan hệ tốt đẹp, khiến người khác nghĩ xấu về mình. Không chỉ vậy, khi họ nhìn lại lợi ích nhỏ, họ nhận ra thứ đó không thể làm mình giàu hơn hay sống tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, những người tham lợi ích bất chính cũng thường được nhiều hơn mất. Họ sẽ nhìn vào lợi ích trước mắt mà quên đi mất quyết định của mình có thể ảnh hưởng tới người khác. Dù nghèo khó hay giàu sang, chúng ta cũng cần kiếm tiền bằng chính sức lực, trí tuệ của bản thân. Đó mới là tài sản đáng trân trọng trong cuộc đời.
3. Tham sự an nhàn
Mỗi người đều đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đây được coi là điều tất yếu để chúng ta có thể trưởng thành hơn. Nếu không có khó khăn, bất kỳ ai trong số chúng ta cũng khó có được thành công.
Tuy nhiên nhiều người lại chỉ muốn sống hưởng thụ và an nhàn. Họ không nỗ lực trong cuộc sống, không có kế hoạch phát triển bản thân cũng như sự nghiệp của mình. Những người này cũng ít va vấp, né tránh những khó khăn, luôn bỏ cuộc khi gặp vấn đề. Khi đã quen với cuộc sống hưởng thụ, họ dần trở nên lười biếng, không còn nhiệt huyết trong công việc.
Những ý tưởng, quyết tâm của họ cũng trở thành con số 0 và ở mãi trong vùng an toàn của mình. Về lâu về dài, những người này trở nên thụ động, dễ vấp ngã nếu không có ai ở phía sau làm điểm tựa.
4. Tham lam cuộc sống không thuộc về mình
Xã hội nào cũng tồn tại sự chênh lệch nhất định giữa giàu và nghèo. Ở nơi nào cũng có những con người luôn bất mãn với cuộc sống, ganh tỵ với sự giàu có của người khác. Họ thường nhìn vào thói quen chi tiêu xa xỉ của những người xung quanh rồi so sánh, nảy sinh bất mãn với hiện thực của chính mình.
Một khi trong bạn nảy sinh suy nghĩ tham lam với những thứ không thuộc về mình, đây chính là thời điểm xuất hiện tín hiệu nguy hiểm.
Nếu có đủ năng lực, bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng tài sản và nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính mình. Nhưng nếu không có khả năng thực hiện được điều đấy, sự tham lam chỉ khiến tâm lý của bạn ngày một trở nên xấu xí, có thể gây ra những hành động sai trái và hậu quả khôn lường.
5. Đừng "tham lam" với số tiền người khác cho bạn vay
Trong mắt một số người, số tiền đã cho vay như nước đổ đi, vì dù thế nào cũng không thu lại được.
Đây là lối suy nghĩ này rất phổ biến, thậm chí, có nhiều người trong xã hội đang sống với kiểu suy nghĩ này bất chấp hậu quả của việc "vay tiền không trả".
Ông cha ta thường nói rằng phải sống thuận theo lương tâm của mình. Có vay thì phải có trả bởi vì đây là "uy tín" của một người. Trong xã hội này, bạn có thể nói dối người khác một lần nhưng không thể nói dối lần thứ hai. Bởi vì uy tín của một người là tấm danh thiếp để bước vào xã hội.
Một khi danh thiếp này mất đi, họ sẽ không bao giờ có được sự tín nhiệm của người khác, cũng không có ai muốn hợp tác với mình. Sự tín nhiệm của một người là nền tảng tạo nên vị thế của một người trong xã hội. Đừng tham lam số tiền mà người khác cho bạn vay. Điều này là để đánh bóng bản thân và nâng cao trình độ tu dưỡng của bạn.
Theo: Thời Báo Văn Học Nghệ Thuật
https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/3-thu-khong-nen-tham-du-tung-thieu-den-may-cang-muon-co-lai-cang-de-sa-co-kho-ngoc-dau-len-duoc-749881.html