Trong quá trình hoạt động xã hội như giao tiếp có thể nhìn thấu tâm can của người khác chỉ trong nháy mắt. Cái gọi là kỹ thuật đọc tâm trí thực có cơ sở logic và kiến thức tâm lý nhất định.
Bạn không chỉ biết cách quan sát thái độ, cảm xúc của đối phương trong quá trình tiếp xúc và giao tiếp mà còn có thể đọc ra được những dấu hiệu chỉ từ một ánh mắt, cách cười của đối phương, dấu hiệu từ cơ thể như bàn tay, chân, cách để nhìn ra sự lừa dối trong khi giao tiếp… từ đó giúp bạn có được những định hướng có nên thương lượng và đàm phán với đối phương hay không.
1. Những người hạ mình trước kẻ mạnh thường thích bắt nạt người yếu hơn
Theo quy luật, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu. Kẻ yếu chỉ biết cúi đầu trước kẻ mạnh để tồn tại nhưng trước kẻ yếu hơn mình, họ lại tỏ ra kiêu ngạo, coi thường và thậm chí là sỉ nhục.
Những người như vậy thiếu đạo đức, thiếu tính nhân văn, cũng không có tri thức. Họ không có tình người, không có sự đồng cảm với người khác, vì sinh tồn mà sẵn sàng hủy hoại mọi thứ.
2. Những người hay thay đổi cảm xúc
Những người tư duy rành mạch, rõ ràng sẽ có hành vi và tính cách ổn định, không bị cảm xúc chi phối. Còn những người suy nghĩ theo cảm tính thường yếu đuối, chỉ số IQ thấp. Cảm xúc của họ thay đổi thường xuyên, dễ bị người khác tác động.
Sự ổn định về mặt cảm xúc, nó không chỉ là một loại trí tuệ cảm xúc ở mức độ cao nhất, mà còn là một loại năng lực đáng tin cậy.
Theo nhà tâm lý học, khi con người ở trạng thái giận dữ, trong đầu sẽ dễ dàng xuất hiện hiện tượng “ý thức hạn hẹp”. Họ chỉ chăm chăm nhìn vào mặt trái của vấn đề và cố “chuyện bé xé ra to”. Một người cảm xúc không ổn định, khi tâm trạng không tốt, sẽ có thói quen cúi gằm mặt xuống. Họ thậm chí nổi giận với người bên cạnh, khiến cho những người xung quanh không dám đến gần.
Còn có một số người, khi cảm xúc không ổn định, trong đầu sẽ toàn nghĩ về những chuyện không vui, khó tập trung vào công việc. Khi đó họ không những làm mất thời gian của chính mình, mà còn làm ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của tập thể.
Mỗi người đều có những lúc tâm trạng không tốt. Nhưng người đáng tin cậy sẽ không bao giờ để mình đắm chìm vào những cảm xúc buồn bã hay giận dữ, mà sẽ tìm cách làm giải tỏa nguồn năng lượng tiêu cực đó. Họ luôn dùng thái độ tích cực nhất để xử lý công việc và đối đãi hợp tình hợp lý với những người xung quanh.
3. Luôn khen ngợi người khác chưa chắc đã là người tốt
Trong cuộc sống, con người tồn tại trăm ngàn chiếc mặt nạ khác nhau. Nhất là những tiểu nhân, họ giỏi khống chế cảm xúc hơn bất cứ ai. Cuộc sống luôn có một định luật mà bất cứ ai cũng phải suy ngẫm: Người nặng lời, thẳng như ruột ngựa, dù xấu hay tốt cũng không đáng để đề phòng.
Còn những người lúc nào cũng mỉm cười, nói lời ngon ngọt, việc gì cũng đồng ý, tốt nhất nên cảnh giác cao độ. Làm người phải ghi nhớ những chân lý nào: Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong; lòng người như sông biển rộng, không có cách nào có thể đo lường.
Chính vì vậy, đừng vội đánh giá hay xem thường người khác, cũng như đặt hết niềm tin vào bất cứ ai. Đừng coi rẻ và chống đối khi nghe lời trách mắng, cũng đừng mải chìm đắm trong những mất ngọt chết ruồi.
4. Không khoe khoang là bậc quân tử
Khổng Tử nói: “Quân tử không phải ở lời nói, mà là ở hành động”. Nghĩa là, người đáng tin cậy là người nói năng thận trọng, hành động nhanh chóng. Nói cách khác, chính là không nên nói lời khoe khoang, nên tập trung làm tốt việc của chính mình.
Người đáng tin cậy là người kiệm lời, chân thành. Họ dựa vào tài năng và nỗ lực của bản thân, tận tâm, dốc hết sức lực của mình để gặt hái được thành công trong sự nghiệp. Họ có được sự uy tín và niềm tin của người khác. Họ không bao giờ tự khoe khoang bản thân mình đã tài giỏi như thế nào.
Với những người thích khoe khoang, khi mới tiếp xúc, những người đó dễ dàng cho bạn cảm giác họ là người toàn năng và cảm thấy rất hài lòng về anh ta. Nhưng sau khi tiếp xúc một thời gian, đặc biệt là khi phải xử lý vấn đề, hành động và hiệu quả làm việc của anh ấy so với những lời nói ban đầu khác xa một trời một vực.
Hãy làm người một cách kiên định, làm việc một cách thành thật, việc có khả năng làm được bao nhiêu thì nói bấy nhiêu. Người như thế mới có thể vượt qua được với thử thách của thời gian.
5. Luôn đúng giờ
Đúng giờ, nghĩa là họ xem trọng lời hứa, và xem trọng thời gian. Người đáng tin cậy, việc đầu tiên là đúng giờ. Họ biết sắp xếp thời gian biểu cho cuộc sống và công việc của mình một cách hợp lý. Họ không bao giờ muốn lãng phí thời gian của chính mình và của người khác.
Một người thường xuyên đến muộn, sẽ dần dần bào mòn đi sự tín nhiệm của người khác đối với bản thân mình. Bởi vì sự chậm trễ của họ không những gây hao phí quỹ thời gian của người khác, làm chậm tiến độ công việc; mà còn để người khác thấy đó là một người tùy ý, không có nguyên tắc, thiếu ý thức trong việc giữ giao kết. Họ được đưa vào danh sách những người “không đáng tin cậy”.
6. Cảnh giác trước người luôn nói về nỗi đau của người khác
Chắc hẳn bạn sẽ gặp những người như này ít nhất một lần trong đời. Kiểu như là: “Ôi người này đáng thương quá”,… Nhưng bản thân thì họ chẳng làm gì giúp ích cho người mà họ luôn nói đáng thương.
Họ thích thể hiện như thế vì bản tính thích buôn chuyện người khác. Với chuyện vui của người khác, có khi họ không nói ra. Nhưng với chuyện buồn của ai đó, họ lôi ra bàn tán và thể hiện mình là người tốt bụng quan tâm đến người khác.
Thực chất đó là lôi chuyện của người khác ra để buôn chuyện, buôn về nỗi đau của người khác. Những người này rất thích lôi những nỗi buồn, nỗi bất hạnh của người khác để làm câu chuyện cho mình. Nhưng trong thâm tâm có khi đang vui về nỗi buồn của người kia.
Theo Ứng Hà Chi - Phụ nữ số / Báo Thủ Đô