4 hành vi tưởng như tiết kiệm nhưng thực ra là nguồn cơn khiến bạn "rỗng ví",

Nhiều người dù có thu nhập cao nhưng dính vào 4 cách tiêu tiền dưới đây sẽ khiến bản thân không tích lũy được gì.

Tiết kiệm được hiểu là việc cắt giảm đi những khoản chi tiêu không cần thiết để giữ lại chút thu nhập sử dụng khi cần thiết. Nhiều bạn trẻ ngày nay luôn trong trạng thái "rỗng ví", thu nhập không đủ chi tiêu.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này không phải là do họ tiêu xài hoang phí, không muốn tiết kiệm mà đến từ việc tiết kiệm sai cách.

Nhiều người luôn nghĩ những hành động của bản thân sẽ giúp tiết kiệm nhưng thực tế trái ngược hoàn toàn. Tiết kiệm nhưng sai cách còn khiến họ lãng phí tiền bạc và thời gian hơn.

Dưới đây là 4 cách tiết kiệm tiền vô ích khiến nhiều người "rỗng túi", bạn hãy tham khảo xem mình có rơi vào tình trạng sau không nhé. 

1. Đảo ngược thứ tự ưu tiên

Không theo dõi tình hình chi tiêu, muốn tích lũy những không có ý định nâng cao thu nhập Rơi vào cái bẫy hàng "sale"

Tiết kiệm tiền vô ích nhất là khi bạn không biết phân biệt nhu cầu sử dụng sản phẩm của bản thân. Bạn đã từng mua quá nhiều sản phẩm hay dịch vụ khi chưa thực sự cần chưa? 

Mọi người thường có xu hướng mua sắm hàng ngày hay khi gặp đồ tươi, món đồ yêu thích thì nhanh chóng "xuống tiền". Chẳng hạn với đồ ăn, sau khi về nhà, để tránh lãng phí thì họ sẽ ăn những đồ ăn mua trước và để lại đồ mới mua. Và kết quả là những đồ mới mua sẽ mất tươi, không còn thơm, ngon như lúc đầu.

4 hành vi tưởng như tiết kiệm nhưng thực ra là nguồn cơn khiến bạn "rỗng ví", kiếm được bao nhiêu cũng hết: Toàn lỗi sai tai hại!  - Ảnh 2.

 

Hay chúng ta tiết kiệm bằng cách thu gom lại các chai nhựa, bìa cát tông, vỏ lon,… để mang bán sắt vụn. Nhưng lại không để ý rằng việc thu gom chiếm mất một phần không gian trong nhà, làm mất đi sự sạch sẽ, gọn gàng của căn nhà.

Ngoài ra, nhiều người muốn giảm tiền ăn hàng ngày nhưng thay vì chọn nấu ăn tại nhà thì họ lại gọi đồ ăn sẵn mang đến. Và đương nhiên khi gọi đồ sẽ kèm theo khoản chi phí vận chuyển khiến chúng ta vừa không thể tiết kiệm lại mất nhiều thời gian, công sức,… Hơn nữa, đồ ăn sẵn thường không tốt cho sức khoẻ. 

Kiểu hành vi tiết kiệm này không hiệu quả do nhầm lẫn thứ tự giữa chính và phụ, tập trung vào cái nhỏ thay vì cái lớn. 

Vậy nên, cách tốt nhất để tiết kiệm đó là tính toán từ những khoản nhỏ nhất. Chúng ta không nên mua nhiều đồ, tránh tích trữ mà thay vào đó hãy ưu tiên mua những đồ bản thân thực sự cần rồi mới tính toán đến những món đồ khác. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến những chi phí ẩn đằng sau đó như: Thời gian, sức lực, không gian,... và đừng tốn nhiều công sức tiết kiệm những khoản tiền nhỏ. 

2. Mua các sản phẩm thay thế giá rẻ

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng rơi vào trường hợp thích một món đồ nhưng giá của nó lại quá cao so với thu nhập đúng không nào. Vậy nếu trong trường hợp này bạn sẽ lựa chọn như thế nào?

Nhiều người nói là sẽ cân đối thu nhập cá nhân, tiết kiệm ra một khoản để mua chúng. Nhưng cũng có một nhóm người lại chọn cách mua món đồ giống như vậy ở những trang bán online, hay cửa hàng khác với mức giá rẻ hơn. Giá thấp hơn đi kèm với việc chất lượng không đảm bảo. 

Và đến khi mua về, họ lại phát hiện ra đây là hàng giả, hàng kém chất lượng được làm rất công phu. Và bạn cũng biết rồi đó, dùng hàng giả sẽ gây hại đến sức khỏe của chúng ta. Hàng thay thế giá rẻ không thể thoả mãn được mong muốn bên trong bạn về một sản phẩm tương đương.

Thế chẳng phải phương án này khiến chúng ta mất tiền oan hay sao. Đồ mua về thì chẳng dùng được mà tiền thì vẫn phải trả.

Vậy nên, để không mất tiền một cách vô ích, hãy lập một quỹ tiết kiệm cho các đồ dùng yêu thích và chỉ mua nó tại những địa chỉ uy tín khi thực sự cần dùng nhé.

4 hành vi tưởng như tiết kiệm nhưng thực ra là nguồn cơn khiến bạn "rỗng ví", kiếm được bao nhiêu cũng hết: Toàn lỗi sai tai hại!  - Ảnh 3.

 

3. Muốn tiết kiệm tiền nhưng không có ý định tạo thêm thu nhập

Theo chuyên gia tài chính Kenneth Feyers, nhiều người có thu nhập cao nhưng khả năng tiết kiệm lại cực kỳ thấp. Bởi họ không biết cách chi tiêu và đề ra những mục tiêu dài hạn.

Nếu không theo dõi các danh mục chi tiêu, bạn sẽ có xu hướng lãng phí, thích gì mua nấy và không để dành được bất kỳ khoản nào.

Bên cạnh đó, nâng cao kiến thức cho bản thân, chủ động tìm kiếm các nguồn thu nhập khác cũng là cách giúp bạn vừa nâng cao chất lượng cuộc sống, vừa có nguồn để tích lũy của cải.

Chẳng hạn nếu bạn thích mặc đồ hiệu, đi xe sang, hầu bao luôn rủng rỉnh thì hãy nghĩ cách tạo ra thêm nhiều nguồn thu thụ động khác. Mỗi công việc sẽ mang đến cho bạn một khoản nho nhỏ và sau 1 tháng, bạn sẽ có số tiền tương đối. Thay vì tiết kiệm, hãy nghĩ cách giúp tiền "đẻ" ra tiền. Đặc biệt, đầu tư cho bản thân là cách giúp bạn gia tăng thu nhập nhanh nhất.

Khi còn trẻ, bạn hãy cố gắng tích lũy kiến thức, chịu khó kiếm tiền, nâng cao thu nhập để vừa cải thiện chất lượng cuộc sống, vừa tích cóp được một khoản tiền phòng ngừa sự cố xảy ra.

4. Rơi vào bẫy giá "đặc biệt" 

Những cụm từ như "sale đặc biệt cuối ngày", "giảm giá 50%" hay "siêu ưu đãi", "chậm chân sẽ mất cơ hội",… là những biển hiệu quen thuộc thu hút sự chú ý của tất cả mọi người.

Nhìn thấy những ưu đãi như vậy, chúng ta sẽ có xu hướng muốn mua và trải nghiệm. Chưa cần biết khi mua về có sử dụng đến hay không vì lúc này chúng ta chỉ nghĩ rằng mình đã hời to, may mắn lớn khi mua được món đồ với giá rẻ.

Tuy nhiên khi về nhà, hay sau một thời gian, nhiều người thấy hối hận vì quyết định lúc ấy. Bởi đa số những món đồ mua đợt giảm giá đều không có nhu cầu sử dụng. Chúng có chung số phận bị ném vào một góc, vừa chật nhà lại vừa gây lãng phí tiền bạc. Đến lúc này, bạn mới nhận ra những đồ vật đã mua dù rẻ đến đâu cũng trở nên đắt.

Thói quen săn hàng giảm giá mà không suy tính đến nhu cầu sử dụng khiến nhiều người luôn trong trạng thái hết tiền, dù lương có cao bao nhiêu cũng không đủ chi tiêu cuộc sống chứ đừng nói tới tiết kiệm.

Vậy nên để tiết kiệm tiền, tránh lãng phí thời gian vô ích, chúng ta hãy học cách quản lý tài chính thông minh, chi tiêu hợp lý.

Theo Thể thao & Văn hóa

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM