6 cách khuyên nhủ giúp trẻ biết đúng - sai

Trẻ con cần được dạy dỗ bằng cách nhẹ nhàng khuyên bảo để trẻ có thể ngoan ngoãn, biết phân biệt đúng sai. Cùng tham khảo những cách này trong bài viết nhé.

Xem nhanh

  1. Lắng nghe con kể lại sự việc
  2. Phân tích nguyên nhân và lý do của con
  3. Rút ra bài học cho con
  4. Đưa ra giải pháp
  5. Tôn trọng con
  6. Dành lời khen khi con trẻ sửa sai

Các bậc phụ huynh luôn muốn con trẻ thông minh, hiểu chuyện, ngoan ngoãn, biết vâng lời, nhưng họ thường rất đau đầu với việc làm thế nào để răn dạy con mỗi khi con sai phạm, hay có những hành vi không tốt, và họ thường la mắng con trẻ khi con làm sai hoặc phạm lỗi để con biết sai mà sửa, điều này rất tốt nhưng nó sẽ dẫn đến việc trẻ sẽ cảm thấy tự ti và sẽ không dám làm thử bất cứ điều gì khác.

Vậy làm thế nào để giáo dục con trẻ một cách dễ dàng, khiến trẻ tự tin về bản thân từ đó có thể phát triển năng lực của chúng? “Khuyên nhủ nhẹ nhàng” sẽ là cách tốt nhất để con trẻ có thể tiếp thu và biết thế nào là đúng - sai.

1. Lắng nghe con kể lại sự việc

Lắng nghe con kể lại sự việc

Lắng nghe con kể lại sự việc
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Đây là việc vô cùng quan trọng mà chắc hẳn có khá nhiều phụ huynh đang bỏ quên đi, chúng ta cần phải nghe con, lý do tại sao con trẻ làm như vậy để hiểu được câu chuyện và cũng như đang trao cho con lòng tin tưởng, con trẻ cũng sẽ cảm thấy được an ủi khi có người nghe mình tường thuật lại, phụ huynh không được tự định sự việc và trách mắng con khi chưa hiểu rõ.

2. Phân tích nguyên nhân và lý do của con

Chúng ta cần chỉ ra lỗi sai cho con khi con làm sai để sau này không mắc phải. Nếu như chúng không cố ý thì bạn nên an ủi con nhưng vẫn phải khuyên con không được làm như vậy, giải thích rõ hành động của con tác động xấu đến ai đó, hay việc gì đó.

Phân tích nguyên nhân và lý do của con

Phân tích nguyên nhân và lý do của con
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Thêm vào đó, chúng ta có thể phân tích hậu quả của việc mà con làm ra, để con trẻ có thể suy nghĩ thấu đáo hơn về việc làm của chúng sau này có thể gây ra những hành vi trong tương lai.

3. Rút ra bài học cho con

Rút ra bài học cho con

Rút ra bài học cho con
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Kỷ luật con nhưng cũng phải dạy con về bài học để con có thể biết đúng sai, hậu quả hành động của con, cho con cơ hội để sửa sai và khắc phục lỗi lầm của mình.

4. Đưa ra giải pháp

Đưa ra giải pháp

Đưa ra giải pháp
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Khi con làm sai, chúng ta nên kiên nhẫn lắng nghe, cho trẻ những lời khuyên để khắc phục và sửa chữa những lỗi lầm của chúng. Bạn nên hướng dẫn chúng một cách cụ thể, để trẻ có thể thấy được hậu quả và cần phải toàn tâm giải quyết vấn đề. Đó cũng là một cách mở mang tư duy của con, có thể tự đưa ra giải pháp cho mình nếu gặp vấn đề tương tự.

5. Tôn trọng con

Không nên la mắng con trẻ khi chúng có hành vi xấu, đặc biệt là ở nơi công cộng, đông người. Vì điều này sẽ dẫn đến việc con trẻ cảm thấy tự ti, xấu hổ, không muốn tiếp xúc với bên ngoài và cũng cho trẻ cảm giác không được tôn trọng. Nguy hiểm hơn trẻ có thể oán giận ba mẹ và không nghe lời dạy của họ nữa.

Tôn trọng con

Tôn trọng con
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

6. Dành lời khen khi con trẻ sửa sai

Dành lời khen khi con trẻ sửa sai

Dành lời khen khi con trẻ sửa sai
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Ghi nhận những nỗ lực mà con bỏ ra để khắc phục lỗi lầm của bản thân. Việc này sẽ khiến con cảm thấy được khích lệ và đó cũng là cách để chúng ta động viên cho con để chúng trở nên tiến bộ, có động lực để cố gắng hơn. Khi làm điều gì đó tốt đẹp, con sẽ được mọi người yêu quý và tin tưởng.

Nguồn: Sưu tầm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM