Những cú pháp cơ bản trong lập trình Python bạn cần nhớ

Ngôn ngữ lập trình Python thật chất là ngôn ngữ dễ học và tiếp cận. Không những vậy, nó không khác biệt quá lớn so với những ngôn ngữ lập trình truyền thống như C, hay Java. Tuy nhiên, có những đặc điểm làm nên sự độc đáo và thú vị cho ngôn ngữ này so với phần còn lại. Đó chính là cú pháp. Cú pháp của Python sẽ không quá phức tạp so với những ngôn ngữ lập trình khác.

Hãy theo dõi bài viết này để có cái nhìn cụ thể và chi tiết nhất về những cú pháp Python cơ bản nhằm phục vụ cho việc phát triển dự án Python sau này.

Những cú pháp cơ bản trong lập trình Python bạn cần nhớ

Chương trình Python hoạt động như thế nào?

Trước khi đi vào cú pháp Python, bạn phải tìm hiểu về quá trình vận hành của chương trình Python. Nói cách khác, mã nguồn là thứ phải ưu tiên nghiên cứu hàng đầu. Nó là một file văn bản đơn thuần kèm theo phần mở rộng “Py”. Tệp mã nguồn Python hoàn toàn được mở và chỉnh sửa tương ứng với hầu hết những công cụ xử lý văn bản như Notepad hoặc theo IDE như (VS, Eclipse).

Lúc này, tệp mã nguồn Py sẽ được trình thông dịch xử lý và biến đổi thành dạng trung gian bytecode. Mã bytecode này sẽ hoạt động độc lập. Nói cách khác, đây được xem là ngôn ngữ lập trình cấp thấp.

Mặt khác, chương trình máy ảo sẽ dịch bytecode để chuyển thành mã máy phù hợp với platform và triển khai sau này. Nhờ vậy, mọi chương trình Python đều được thực thi trên bất kỳ platform với điều kiện được hình thành chương trình máy ảo tương ứng.

Thật ra chương trình máy ảo là phần tất yếu của trình thông dịch cũng như hỗ trợ các platform chính như (Windows, Mac, Linux). Chính vì vậy, chương trình Python được ví như trình hoạt động đa nền tảng.

Bạn cũng có thể viết code trực tiếp trên trình thông dịch Python. Lúc này nó được gọi là chế độ tương tác. Khi người dùng dịch sang file mã nguồn, trình thông dịch sẽ làm việc theo chế độ kịch bản.

Hình 1. Giao diện code trong Python
Hình 1. Giao diện code trong Python

Định danh và từ khóa

Đối với ngôn ngữ lập trình Python, định danh là cái tên được dùng để thể hiện một hàm, lớp, biến hay một đối tượng bất kỳ. Hãy nhớ rằng tên định danh bắt buộc phải theo những nguyên tắc như sau:

- Chỉ bao gồm những số, ký tự chữ cái và dấu gạch dưới.

- Tuyệt đối không được phép trùng với những từ khóa

- Được bắt đầu bằng dấu gạch dưới hay chữ cái. Lưu ý không được tồn tại bởi một số.

Hình 2. Danh sách các keyword trong Python
Hình 2. Danh sách các keyword trong Python

Ngoài ra, những từ khóa là từ mặc định được dùng trực tiếp từ ngôn ngữ lập trình nhằm phục vụ cho các tác vụ riêng biệt. Bạn không được dùng các từ khóa này để làm tên định danh cho hàm, lớp, hay biến. Sau đây, là tập hợp những từ khóa trong chương trình Python mà bạn cần biết:

and del for is raise
assert elif from lambda return
break else global not try
class except if or while
continue finally import pass with
def in print    

Tiếp theo, chúng tôi xin trình bày ví dụ về từ khóa và định danh.

# định danh

x = 10

my_variable = "Hello"

# từ khóa

if x > 5:

print("x is greater than 5")

Dòng lệnh và ghi chú trong Python

Sau khi nắm rõ về định danh và từ khóa trong chương trình Python, chúng tôi xin mời bạn tìm hiểu về dòng lệnh và ghi chú.

Khi xét đến ngôn ngữ Python, người dùng sẽ dùng dấu # để chèn ghi chú vào code của họ. Những thứ đằng sau dấu # sẽ không được chạy và phục vụ cho mục đích giải thích đoạn code.

Ví dụ:

print("Xin chào!") # Ghi chú ở đây

Thông thường, những dòng lệnh sẽ được viết ở cùng một dòng hay được tách biệt thành nhiều dòng khác nhau bằng dấu \ hoặc dùng dấu ngoặc đơn/kép. Sau đây là ví dụ để làm bạn hiểu rõ hơn.

# Viết trên một dòng

x = 10; y = 20

# Phân tách trên nhiều dòng bằng dấu \

total = x + \

y

# Phân tách trên nhiều dòng bằng dấu ngoặc đơn

my_list = ['item_one', 'item_two', 'item_three', 'item_four', 'item_five']

Bên cạnh đó, người dùng được phép áp dụng những câu lệnh điều khiển luồng nhằm theo dõi luồng thực thi trong chính dự án của họ. Những câu lệnh này bao gồm: if-elif-else, while, for, try-except, with-as, và def.

Thụt đầu dòng trong Python

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu về thụt đầu dòng trong chương trình Python. Thụt đầu dòng là phương pháp định dạng mã để hướng đến cấu trúc từ những khối mã. Những thụt đầu dòng thông thường sẽ được dùng để đánh dấu một vùng mã tiêu biểu như một vòng lặp hay một hàm.

Không những vậy, bạn có thể thực hiện các thụt đầu dòng này qua việc dùng những khoảng trắng hay tab để phân tách ra khỏi những dòng bắt đầu khối mã. Lúc này, bạn sẽ dùng bốn khoảng trắng để thụt đầu dòng.

Ví dụ:

def multiply_numbers(a, b):

# Thụt đầu dòng để bắt đầu một khối mã

result = a * b

return result

# Thụt đầu dòng để kết thúc khối mã

for i in range(10):

# Thụt đầu dòng để bắt đầu vòng lặp

print(i)

# Thụt đầu dòng để kết thúc vòng lặp

Một điểm cần phải chú ý là thụt đầu dòng trong Python là điều khá quan trọng nhằm phục vụ cho tính ổn định và chuẩn xác của chương trình sau này. Giả sử nếu bạn không thực hiện các thụt đầu dòng chính xác, lúc này chương trình sẽ bị lỗi và không chạy được.

Sơ lược về khối code trong Python

Khối code (code block) trong chương trình Python là sự kết hợp từ những câu lệnh có khả năng thực hiện cùng tác vụ với yêu cầu chung. Người dùng sẽ sử dụng cặp dấu ngoặc nhọn {} để giới hạn khối code này.

Hình 3. Khối code trong Python
Hình 3. Khối code trong Python

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng khối mã này để thực thi các nhiệm vụ như vòng lặp, viết câu điều kiện và định nghĩa hàm. Để giúp bạn hiểu thêm về nó, chúng tôi xin đưa ra ví dụ bên dưới.

Ví dụ:

if x > 0:

print("x là số dương")

print("Đây là một khối mã")

for i in range(5):

print("Giá trị của i là:", i)

print("Đây là một khối mã")

Như các bạn đã thấy, đoạn mã ‘print(“Đây là một khối mã”)’ này được xem như một khối mã và sẽ được chạy khi ra lệnh đúng cho câu lệnh if hay vòng lặp for. Những câu lệnh trong khối code này sẽ phải thụt lề để thông báo cho chương trình biết chúng nằm ở đâu và trong đoạn mã nào. Một lưu ý phải ghi nhớ là thụt lề nên đồng nhất vì nó sẽ dẫn đến lỗi phát sinh về cú pháp sau này.

Thế nào là nhập và xuất dữ liệu với Console trong Python?

Đối với bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào thì việc nhập xuất dữ liệu với Console là điều hiển nhiên. Với Python, điều này cũng không có gì là lạ và đặc biệt cả. Trong phần này, các bạn sẽ hiểu thêm việc dùng hàm để thực hiện nhập xuất dữ liệu.

Có hai hàm để thực hiện việc này là hàm: input()print(). Sau đây mời các bạn xem ví dụ để hiểu thêm về chúng.

Ví dụ:

# Nhập dữ liệu từ console

name = input("Nhập tên của bạn: ")

age = input("Nhập tuổi của bạn: ")

# In ra dữ liệu đã nhập

print("Chào mừng bạn", name)

print("Bạn", age, "tuổi")

Đối với ví dụ trên, người dùng sẽ dùng hàm input() để gõ thông tin đầu vào như tên, và tuổi của họ. Sau đó, lưu chúng vào hai biến là “name” và “age”. Cuối cùng, để xuất dữ liệu và in ra kết quả thì chúng ta dùng hàm “print”.

Hãy nhớ rằng hàm input() sẽ trả về một chuỗi. Chính vì vậy, bạn cần chuyển đổi kiểu dữ liệu từ dạng chuỗi sang số thông qua các hàm int() hoặc float() trong trường hợp muốn dùng giá trị đầu vào ở dạng số học.

Ví dụ:

# Nhập dữ liệu từ console

a = int(input("Nhập số nguyên a: "))

b = float(input("Nhập số thực b: "))

# In ra kết quả của phép tính

sum = a + b

print("Tổng của a và b là:", sum)

Tổng kết

Như vậy chúng tôi đã điểm sơ qua những yếu tố cơ bản và cú pháp Python đơn giản. Những dòng lệnh và khối mã của ngôn ngữ lập trình Python sẽ không giống với những ngôn ngữ truyền thống. Chính vì vậy, người dùng nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ để thuận tiện cho việc tiếp cận và triển khai những dự án lớn sau này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM