Trong thời đại công nghệ phát triển và sự tiện ích được đặt lên hàng đầu, thì việc tự tay tạo một website bán hàng cũng không còn quá khó khăn. Không đòi hỏi phải biết code cũng không phải tốn chi phí đến lớp học, chỉ cần tìm xem hướng dẫn tạo website bán hàng bằng WordPress trên internet.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
8 bước tạo website bán hàng bằng WordPress
Để tạo một website bán hàng bằng WordPress bạn hãy theo dõi 8 bước đơn giản ngay sau đây. Chắc chắn sẽ hữu ích với những ai mới lần đầu sử dụng nền tảng này, cụ thể như sau:
Đăng ký domain và mua hosting website bán hàng
Domain và hosting là hai thứ không thể thiếu khi thiết kế website:
- Đối với domain: Còn gọi là tên miền của website (như vnexpress.net, google.com…), bạn nên chọn tên miền đảm bảo các yếu tố ngắn gọn - dễ nhớ - dễ phát âm. Điều này sẽ giúp khách hàng tiếp cận nhớ lâu và có độ tin cậy với thương hiệu cao hơn. Bạn sẽ trả phí domain theo năm hoặc theo thời hạn, khi đến kỳ đóng tiền hoặc gia hạn tiếp thì nhà cung cấp sẽ nhắc bạn.
- Đối với hosting: Đây là nơi giúp bạn lưu trữ các dữ liệu của website và mã nguồn WordPress. Hiểu một cách nôm na, khi khách hàng truy cập đến website của bạn thông qua domain, thì hosting server sẽ gửi dữ liệu website đến thiết bị và hiển thị trang web đó lên trình duyệt của khách hàng. Hiện nay có 3 dạng hosting chủ yếu: Shared hosting, VPS hosting và dedicated server.
Trỏ domain về hosting website bán hàng
Sau khi đã có domain và hosting, để website có bắt đầu đi vào hoạt động thì bước kế tiếp là cho domain kết nối với hosting. Mục đích của bước này là khi user g õ domain của bạn vào trình duyệt thì sẽ kết nối được đến hosting nơi website của bạn được lưu trữ. Khi đó user mới có thể truy cập vào website bán hàng của bạn.
Cài đặt WordPress cho website bán hàng
Thành công 2 bước đầu thì giờ bạn đã có thể bắt tay cài đặt WordPress để tự thiết kế web. Cài đặt WordPress cũng khá đơn giản, các hosting hầu hết đều được cung cấp bảng điều khiển cPanel. Tại cPanel bạn có thể thực hiện các tác vụ cấu hình hosting server cũng như cài đặt WordPress đơn giản.
Cài đặt theme cho website bán hàng
Hoàn thành được bước 3, bạn gõ domain của website vào trình duyệt và thấy hiện ra màn hình mặc định của WordPress là bạn đã cài đặt thành công. WordPress cũng có hỗ trợ các theme để bạn thay đổi.
Cài đặt plugin cho website
Ngoài việc có được một giao diện chỉn chu và những chức năng cơ bản của một website cần có, thì bạn cũng cần cài thêm các plugin – cũng giống như cài thêm software cho máy tính vậy. Gồm một số plugin cần thiết như: Rank Math (hỗ trợ SEO cho website); WP Rocket (tăng tốc độ website); Contact form 7 (tạo form liên hệ).
Bảo mật cho website
Nếu bạn vẫn nghĩ WordPress không có khả năng bảo mật thì đó là suy nghĩ không đúng. Bạn nên lưu lại một số mẹo nhỏ sau đây để có thể giảm thiểu khả năng bị hack hoặc bị nhiễm virus:
- Không đặt username là “admin” vì đây là tên mặc định, các hacker sẽ có xu hướng dò các username này trước vì nó phổ biến, hay được sử dụng.
- Sử dụng mật khẩu mạnh, đáp ứng đầy đủ các yếu tố: Chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt (ví dụ: Abc@123). Nếu bạn đặt password quá đơn giản thì hacker sẽ dùng các thư viện password được thu thập từ những đợt lộ mật khẩu người dùng trước đó và dùng tool để thử nó.
- Không dùng plugin và theme lậu bởi 99% là nó có ẩn chứa mã độc hoặc virus.
- Nên update WordPress, theme và plugin thường xuyên để vá lại các lỗ hổng bảo mật, tránh tình trạng các hacker lợi dụng các lỗ hổng đó để tấn công gián tiếp vào website của bạn.
Tối ưu SEO cho website
Sử dụng WordPress bạn có thể cài đặt Google Analytic và Google Search Console để phục vụ cho công việc gia tăng thứ hạng - SEO cho website của mình. Nhờ đó dễ dàng thu hút sự chú ý và kéo khách hàng về website của bạn.
Làm chủ WordPress - Phát triển tiếp website của bạn
Sau khi đã xong các bước trên thì bạn đã có thể bắt đầu trang hoàng cho website của mình. Bằng cách lên nội dung cho các bài blog, sản phẩm, thêm các hình ảnh, chỉnh lại giao diện cho bắt mắt. Đây là bước mà bạn có thể tha hồ khám phá và khai thác tối đa các tính năng, tiện ích mà WordPress mang lại.
Các bạn có thể xem thêm các bài viết:
- Hướng dẫn tạo trang web bằng WordPress từ A đến Z (Phần 1).
- Hướng dẫn tạo trang web bằng Wordpress từ A đến Z (Phần 2).
Ưu - nhược điểm khi tạo website bán hàng bằng WordPress
Thiết kế website trên nền tảng WordPress tiện lợi là thế, nhưng WordPress cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Cùng khám phá ngay bên dưới nhé.
Về ưu điểm
- WordPress được cho là nền tảng hoạt động ổn định và nhanh nhất ở thời điểm hiện tại.
- Chi phí làm website trên nền tảng này vô cùng hợp lý và không kén loại hình doanh nghiệp.
- Dễ dàng trong việc nâng cấp, sửa chữa và kho plugin đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu phát triển giao diện cho website của bạn.
- Hỗ trợ nhiều chức năng như thanh toán trực tuyến, giỏ hàng, vận chuyển và hỗ trợ khá nhiều ngôn ngữ.
- Máy chủ chia sẻ đa dạng và không giới hạn khi làm website trên nền tảng này.
Về nhược điểm
- WordPress quá phổ biến, chính điều này đã khiến các hacker để ý đến và tấn công ngay khi user có sơ hở.
- Việc thiết kế web trên nền tảng này chỉ thực sự thích hợp với những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, có số lượng sản phẩm ít.
- Việc cài Theme và Plugin không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nếu phiên bản của chúng không phù hợp với nền tảng có thể dẫn đến tình trạng xung đột. Vì Theme và Plugin thường xuyên được nâng cấp, nên việc cài đặt đòi hỏi người dùng phải nắm chắc kiến thức và kiên trì.
- Giao diện quản trị của nền tảng cũng tích hợp nhiều tính năng mới lạ, tuy nhiên để có thể sử dụng bạn cần có thời gian để tìm hiểu và làm quen dần.
- Đặc biệt, WordPress được tạo ra không phải để phục vụ chính cho việc thiết kế web mà chỉ để phục vụ cho các dạng website về tin tức và blog đơn giản là chủ yếu.
Với những ưu và nhược điểm trên, bạn cần cân nhắc thật cẩn thận khi chọn dùng WordPress. Hãy xem xét quy mô kinh doanh, số lượng sản phẩm của bạn để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.