Vì sao cả Apple lẫn Samsung đều không thể làm cho điện thoại của mình mạnh hơn nữa?

Các nhà sản xuất điện thoại ngày nay không còn quảng cáo về con chip hay sức mạnh của smartphone lớn đến nhường nào. Tất cả là vì họ không thể làm cho thiết bị mạnh hơn được nữa.

Sức mạnh điện thoại đã chạm đến giới hạn

Một báo cáo so sánh sức mạnh của chip Snapdragon 8 Gen 4 sắp ra mắt trên Galaxy S25 Ultra với Snapdragon 8 Gen 3 hiện tại (trên ) đã đưa ra khuyến nghị là người dùng nên đợi đến Snapdragon 8 Gen 5 vì các thế hệ nói trên sẽ chẳng khác nhau quá nhiều.

Câu chuyện về sự chững lại của chip trên thiết bị di động không có gì lạ, khi thế hệ trước và thế hệ sau thực tế không còn bứt phá vượt trội như cách đây vài năm. Chúng không được cải tiến nhiều và người dùng cũng chẳng có lý do gì để mua điện thoại mới.

Có một sự thật là chip điện thoại ngày nay dường như đã đi đến giới hạn. Snapdragon 8 Gen 3 trên đã đủ mạnh để hỗ trợ các tính năng – xu hướng đình đám nhất hiện nay. Ngoài ra, nó chẳng còn biết làm gì để phát huy hết sức mạnh của mình.

Sức mạnh điện thoại đã chạm đến giới hạn

Ngày nay, không mấy ai còn quảng cáo về tốc độ của chip nữa. Chỉ vài năm trước, khi một nhà sản xuất công bố điện thoại hàng đầu mới, những từ ngữ phô trương như "bộ xử lý nhanh hơn 50%" hoặc "hệ thống đồ họa nhanh gấp đôi" luôn tràn ngập trên các phương tiện truyền thông.

Thông số kỹ thuật luôn là thước đo và cạnh tranh kịch tính vào thời điểm đó, vì các thế hệ xử lý cách nhau một năm luôn mang lại mức tăng đáng kể về sức mạnh. Ngay cả Apple, vốn thường quảng cáo nhiều hơn về tính năng thiết thực cho người dùng, cũng đưa ra các biểu đồ đầy màu sắc để so sánh khả năng của chipset dòng A mới nhất của mình.

Ngày nay, chủ đề bàn tán giờ không còn là chip nữa mà là hệ thống hỗ trợ trí tuệ nhân tạo, tăng cường kết nối hoặc các tính năng hệ thống đồ họa mới như dò tia. Những bàn tán về xung nhịp cùng với những khoe khoang về điểm chuẩn gần như biến mất, vì điểm số hầu như không thay đổi trong ba thế hệ chip gần nhất.

Điện thoại ngày nay đã quá đủ nhanh. Thực tế, nếu không có cơn sốt , thì hầu như không có phần mềm nào mà các nhà phát triển đưa ra có thể thách thức được những con chip hiện tại.

Chúng ta đã ở trong thế giới của chipset 3nm và xung nhịp sẽ đạt mức đỉnh 4GHz, vì vậy đừng mong đợi tốc độ cao hơn nhiều từ điện thoại hàng đầu trong tương lai.

Chờ mong gì ở điện thoại mới?

Chờ mong gì ở điện thoại mới?

Năm tới, có thể sẵn sàng cho việc sản xuất chip tiến trình 2nm với công nghệ đỉnh cao nhất. Thậm chí là Exynos 2500 sẽ cung cấp sức mạnh cho dòng để tiết kiệm chi phí thay vì dùng Qualcomm . Theo TSMC, chip N2 2nm của hãng sẽ nhanh hơn 10%-15% so với chip N3E 3nm như các phiên bản Apple A18 sẽ trang bị cho .

Nghe thì rất đình đám nhưng rốt cuộc tốc độ xử lý tăng không hề đáng kể. Đó là câu chuyện thực tế đã diễn ra kể từ khi chúng ta bước vào tiến trình 7nm. Ngay cả mức tăng 15% tiềm năng theo tuyên bố của nhà sản xuất cũng sẽ không bao giờ thành hiện thực, vì họ phải cân bằng hiệu suất với mức tăng điện năng tiêu thụ, nên sức mạnh thực tế đến tay người dùng sẽ nằm ở giữa.

Nói cách khác, đừng mong đợi việc chuyển từ quy trình chipset iPhone 12 5nm sang quy trình 3nm thế hệ thứ hai trong iPhone 16 sẽ mang lại lợi ích như chuyển từ 20nm sang 14nm, hoặc thậm chí từ 10nm sang A12 Bionic 7nm. Sự chênh lệch giờ đây là ít hơn rất nhiều.

Tiến trình 4nm/5nm đã tồn tại được một thời gian, và các chipset di động trên tiến trình 2nm/3nm sẽ tồn tại lâu hơn nữa. Đơn giản là vì hiệu suất sẽ không tăng thêm, trừ khi có một khai phá vượt trội về mặt công nghệ chưa từng có trong lịch sử.

Tình hình tương tự cũng giống như cơn sốt kết nối di động tăng chóng mặt trong thời gian đầu. Nhưng đến hiện tại, chip 5G trong điện thoại hiện đã bị kẹt ở mức tải xuống tối đa 10Gbps trong một thời gian dài.

Thay vào đó, đang bổ sung thêm nhiều băng tần, bộ lọc hoặc tính năng tổng hợp tốt hơn, vì các nhà mạng thậm chí chưa thể tận dụng hết được sức mạnh hiện tại.

Tóm lại, điện thoại thông minh đang chững lại và chúng ta chỉ có thể trông chờ vào tính năng AI, đồ họa, kết nối hoặc hệ thống xử lý hình ảnh được bổ sung, thay vì mong mỏi về tốc độ xung nhịp tăng đột biến giúp cho điện thoại nhanh hơn.

Theo: Mạnh Kiên - Đời sống & Pháp luật

https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nut-that-eo-le-vi-sao-ca-apple-lan-samsung-eu-khong-the-lam-cho-ien-thoai-cua-minh-manh-hon-nua-a452631.html

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM